DIỄN ĐÀN TUỔI 7X-8X
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN TUỔI 7X-8X

DIỄN ĐÀN VỀ TUỔI 7X-8X
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Top posting users this month
Sport12b
Các câu hỏi về giấc ngủ Vote_lcapCác câu hỏi về giấc ngủ Voting_barCác câu hỏi về giấc ngủ Vote_rcap 
MU88
Các câu hỏi về giấc ngủ Vote_lcapCác câu hỏi về giấc ngủ Voting_barCác câu hỏi về giấc ngủ Vote_rcap 
Vui123
Các câu hỏi về giấc ngủ Vote_lcapCác câu hỏi về giấc ngủ Voting_barCác câu hỏi về giấc ngủ Vote_rcap 
superbet
Các câu hỏi về giấc ngủ Vote_lcapCác câu hỏi về giấc ngủ Voting_barCác câu hỏi về giấc ngủ Vote_rcap 
winwin104
Các câu hỏi về giấc ngủ Vote_lcapCác câu hỏi về giấc ngủ Voting_barCác câu hỏi về giấc ngủ Vote_rcap 
Admin
Các câu hỏi về giấc ngủ Vote_lcapCác câu hỏi về giấc ngủ Voting_barCác câu hỏi về giấc ngủ Vote_rcap 
sbobetvn
Các câu hỏi về giấc ngủ Vote_lcapCác câu hỏi về giấc ngủ Voting_barCác câu hỏi về giấc ngủ Vote_rcap 
macgaihari1
Các câu hỏi về giấc ngủ Vote_lcapCác câu hỏi về giấc ngủ Voting_barCác câu hỏi về giấc ngủ Vote_rcap 
nguyenbich
Các câu hỏi về giấc ngủ Vote_lcapCác câu hỏi về giấc ngủ Voting_barCác câu hỏi về giấc ngủ Vote_rcap 
nguyencuong070421
Các câu hỏi về giấc ngủ Vote_lcapCác câu hỏi về giấc ngủ Voting_barCác câu hỏi về giấc ngủ Vote_rcap 
Most Viewed Topics
Store thí nghiệm
Nước bọt có màu máu. Nguyên nhân ít ai để ý
Cách nhận biết xương bị gãy, rạn hay không
TOÀN BỘ KỸ THUẬT TRỒNG NHO: HÌNH ẢNH CÂY NHO, CÁC GIỐNG NHO HAY TRỒNG TẠI VIỆT NAM, TỈA CÀNH CÂY NHO QUA TỪNG VỤ. CHI TIẾT QUA HÌNH ẢNH - The illustration shows part of the grape plants
Tác giả của cuốn sách Em phải đến Harvard để học kinh tế (Cô gái Harvard - Lưu Diệc Đình (Yiting Liu) bây giờ ra sao, làm gì?
Nguồn gốc của Lối sống tối giản (Minimalism)
cung cap cafe gia si
NÊN CHỌN LƯU TRỮ ĐÁM MÂY NÀO (50 Best free cloud storage 2020)
TỔNG HỢP CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM MIỆNG CÓ VỊ NGỌT
Tốc độ mổ của rắn là bao nhiêu- Trung bình từ 0,06s - 0,15s (lấy trung bình 0,1 s) nhanh hơn 1 chớp mắt của con người
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
CalendarCalendar

 

 Các câu hỏi về giấc ngủ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Posts : 743
Join date : 17/01/2016

Các câu hỏi về giấc ngủ Empty
Bài gửiTiêu đề: Các câu hỏi về giấc ngủ   Các câu hỏi về giấc ngủ EmptySat Jan 23, 2016 5:10 pm

1. Ngủ trưa có lợi gì?

Rất nhiều người có thói quen ngủ trưa, đặc biệt là về mùa hè; mục đích ngủ là xóa bỏ mệt mỏi, khôi phục sức lực.

Buổi sáng, sức lực con người rất dồi dào. Đó là vì qua một đêm nghỉ ngơi, các cơ quan trong cơ thể được tu chỉnh lại, xóa bỏ hết sự mệt mỏi của ngày hôm trước. Nhưng sau một buổi sáng làm việc hoặc học tập, vì thể lực và đầu óc tập trung cao độ và khẩn trương, sự mệt mỏi lại xuất hiện. Hơn nữa, nhiệt lượng trong cơ thể đã cạn, các chức năng sinh lý ngoài yêu cầu được bổ sung nhiệt lượng còn đòi hỏi được nghỉ ngơi thích đáng để tiêu trừ mệt mỏi, khôi phục sức lực, để buổi chiều có thể làm việc hay học tập. Giấc ngủ trưa giúp ta đạt được mục đích đó. Về mùa đông hay mùa xuân thì ngủ trưa tác dụng không rõ lắm, nói chung buổi trưa ngủ một chốc là được. Nhưng về mùa hè, tác dụng của giấc ngủ trưa rất rõ rệt.

Mùa hè, đúng lúc chính trưa, mặt trời chiếu nóng, nhiệt độ môi trường chung quanh rất cao, mạch máu da giãn nở, một lượng lớn máu tập trung ở mặt da, gây ra sự mất cân bằng phân phối máu trong cơ thể. Máu chảy qua não ít, sinh ra hiện tượng não thiếu máu nhất thời, khiến cho ta tinh thần uể oải, lơ mơ buồn ngủ. Ngoài ra, mùa hè đêm ngắn ngày dài, cộng thêm nóng bức, mọi người thường ngủ muộn, dậy sớm, rất khó bảo đảm giấc ngủ đầy đủ. Đến buổi trưa, họ thường hay ngáp ngắn, ngáy dài, đó là hiện tượng tất nhiên về sinh lý.

Đối với trẻ em, giấc ngủ trưa lại càng cần thiết. Tổ chức các cơ quan của trẻ em còn non yếu, chức năng sinh lý chưa hoàn thiện, nên dễ mệt mỏi. Qua giấc ngủ trưa, chức năng của các bộ phận trong cơ thể mới được tu chỉnh lại đầy đủ.
2. Vì sao khi ngủ có người lại ngáy khò khò?

Chắc bạn từng gặp người ngáy rất to khi ngủ, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác, nhưng bản thân anh ta ngủ say nên không hề hay biết.

Nguyên là khi ngủ, đặc biệt là khi ngủ say, cơ bắp toàn thân chùng nguyên, ngay đến "lưỡi gà" ở cổ họng cũng sa xuống, bị không khí thở ra thở vào làm rung động, gây ngáy khò. Ngáy cũng có thể xuất hiện do sự lưu thông của không khí trong lỗ mũi gặp trở ngại. Khi mũi không thông, thở khó khăn, tự nhiên người ta sẽ thở bằng miệng. Việc thở miệng, đặc biệt là động tác hít vào, sẽ làm chấn động hàm ếch mềm ở phía trên cuống họng. Hàm ếch mềm cùng với không khí và miệng cùng rung động sẽ phát ra tiếng ngáy khò khò.

Theo nguyên lý trên đây, có một số người sẽ hỏi: vì sao mũi không có bệnh mà lại không thông khí? Đó là vì những người này khi ngủ, vị trí của đầu không nằm ngay ngắn, khiến cho mũi không thông. Vì vậy, để tránh tiếng ngáy, lúc ngủ phải chú ý vị trí của đầu, không nên nằm ngửa mà nên nằm nghiêng; đừng để mũi bị tắc. Nếu khi ngủ đã quen thở bằng miệng thì tiếng ngáy rất khó loại bỏ.

Ngoài ra, một số người có các tuyến lympho ở cuống mũi sưng to, khiến cho mũi không thông nên ngáy to. Trường hợp này ở trẻ em càng hay gặp.

Nếu ngáy to, tốt nhất là đi bệnh viện kiểm tra; nếu ngáy do bệnh thì cần kịp thời chữa trị.

3. Vì sao nói ngủ giường hơi cứng phẳng là tốt?

Con người mất khoảng 1/3 cuộc đời cho việc ngủ; do đó, giường đối với chúng ta rất quan trọng. Có nhiều loại giường: giường phẳng, giường đệm, giường lò xo, giường chiếu... Vậy ngủ loại giường nào có lợi cho sức khỏe?

Từ kết cấu sinh lý cơ thể mà nói, giường chiếu mềm, giường lò xo, giường đệm đều quá mềm, là loại giường ngủ không lý tưởng. Nếu ngủ trên giường mềm, cột sống sẽ thành hình cong khi nằm ngửa, cong theo chiều nghiêng khi nằm nghiêng, khiến cho dây chằng và các khớp hai bên cột sống sẽ chịu sức nặng quá mức. Lâu ngày sẽ gây đau mỏi cột sống.

Nếu để trẻ em ngủ giường mềm, ngoài những điều không thể tránh khỏi như trên, trẻ còn dễ bị biến dạng cột sống do khung xương chưa phát triển hoàn thiện.

Vì vậy, mọi người nên ngủ giường ván phẳng. Nói chung độ cứng được coi là chuẩn nếu nằm ngửa mà không bị lún nhiều. Nếu ngủ giường gỗ, cột sống sẽ giữ được ở trạng thái sinh lý bình thường. Nếu cột sống bị lệch nhẹ, chỉ cần ngủ giường phản phẳng một đêm là sẽ được uốn nắn lại.

Trẻ em ngủ giường phẳng sẽ giúp khung xương phát triển bình thường. Phụ nữ ngủ giường phẳng sẽ có đường cong thân thể đẹp.
4. Vì sao khi ngủ không nên trùm chăn kín đầu?

Không ít người khi ngủ thường thích trùm chăn kín đầu và toàn thân, đặc biệt là khi sợ hãi hoặc trời quá lạnh. Đây một thói quen không tốt. Nó không những khiến ta không được nghỉ ngơi đầy đủ mà còn ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Vì sao như thế? Vì chúng ta luôn phải thở, hít không khí mới vào và thở ra khí CO2, như thế các cơ quan trong cơ thể mới duy trì được trạng thái tốt đẹp. Khi bạn vùi đầu trong chăn ngủ, lớp chăn dày sẽ cách ly bạn với môi trường bên ngoài, không thể trao đổi không khí được. Khí ôxy trong chăn ngày càng ít đi, còn khí CO2 ngày càng nhiều lên. Vì không được cung cấp đủ ôxy nên các cơ quan trong cơ thể không thể làm việc bình thường, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Người ngủ trùm chăn sẽ cảm thấy tức ngực, thở gấp hoặc nửa đêm thấy ác mộng, lo sợ, toàn thân mồ hôi đầm đìa giống như vừa trải qua một trận vật lộn kịch liệt.

Tóm lại, vì sức khỏe, và để nghỉ ngơi được tốt hơn, bạn không nên ngủ trùm chăn kín đầu.
5. Một người mỗi ngày nên ngủ bao lâu?

Mọi người không thể không ngủ trong một thời gian dài. Có nhà nghiên cứu từng làm thí nghiệm: cho một số người khỏe không ngủ suốt 72-90 giờ liền; kết quả là ở họ lần lượt xuất hiện "trạng thái tinh thần khác thường". Khi ngừng thí nghiệm, cho họ ngủ mấy giờ, mọi hiện tượng lại trở về bình thường.

Vậy trong 1 ngày, mỗi người nên ngủ bao lâu thì vừa? Với đa số người lớn, mỗi đêm ngủ 7-8 giờ là đủ. Hiệp hội Ung thư Mỹ đã làm một cuộc điều tra, kết quả là những người ngủ bình quân mỗi ngày 7- 8 giờ có tuổi thọ dài nhất. Ở những người ngủ ít hơn 4 giờ mỗi tối, tỷ lệ tử vong cao hơn người ngủ đủ 180%; ở những người ngủ trên 10 giờ/tối, tỷ lệ tử vong cao hơn 80% so với người ngủ vừa đủ.

Lứa tuổi khác nhau thì nhu cầu về thời gian ngủ cũng khác nhau. Mỗi ngày, trẻ 1-3 tuổi cần ngủ 14-16 giờ; trẻ 4-6 tuổi cần ngủ 12-14 giờ; trẻ 7-9 tuổi cần ngủ 11 giờ; 10-13 tuổi: 9-10 giờ; 14- 20 tuổi: 8-9 giờ. Người từ 20 tuổi trở lên cần ngủ 7 - 8 giờ/ngày. Đương nhiên, thời gian ngủ dài hay ngắn có thể do thói quen đã hình thành lâu ngày. Pitơ người Nga suốt đời mỗi ngày chỉ ngủ 5 giờ. Aiti mỗi ngày chỉ cần ngủ 2-3 giờ, Napoleon có ngày chỉ cần tựa vào gốc cây chợp mắt một chốc là có thể xóa bỏ mệt mỏi, trong khi Anhstanh mỗi ngày cần ngủ đến 10 giờ.

Nếu sau khi ngủ, bạn cảm thấy đầu óc tỉnh táo, tinh thần thoải mái, khỏe mạnh nghĩa là bạn đã ngủ đủ.

6. Vì sao ở người có tuổi, nhu cầu ngủ lại ít đi?

Trong cuộc sống, ta thấy người càng trẻ, thời gian cần ngủ càng dài, còn người càng lớn tuổi, thời gian cần ngủ càng ngắn. Trong trường hợp bình thường, trẻ em sơ sinh ngoài thời gian ăn là ngủ, còn người già mỗi ngày chỉ ngủ 5 - 6 giờ là không ngủ được nữa. Thực chất nguyên nhân vì đâu?

Muốn hiểu điều này, trước hết ta hãy tìm hiểu ngủ là gì. Khi con người làm việc hay học tập cả ngày, tối đến, tế bào thần kinh vỏ đại não mệt mỏi, từ trạng thái hưng phấn chuyển sang trạng thái ức chế. Hơn nữa, sự chuyển biến này từ cục bộ dần dần khuếch tán rộng ra. Khi vỏ não và tầng dưới vỏ não phát sinh ức chế rộng rãi thì sẽ đi vào giấc ngủ. Theo quan sát điện não đồ, con người khi ngủ có hai trạng thái thay thế nhau. Một loại là ngủ sóng chậm, giấc ngủ không sâu, hơi thở chậm và đều, mạch và huyết áp ổn định, thùy thể não tiết ra "chất kích thích sinh trưởng", thúc đẩy sự hợp thành hấp thu và đào thải của cơ thể, giúp cho thể lực được hồi phục. Ngủ sóng chậm kéo dài 80-120 phút, sau đó chuyển sang ngủ sóng nhanh. Khi ngủ sóng nhanh, giấc ngủ sâu, khó gọi tỉnh, mạch máu não giãn nở, lượng máu qua não nhiều hơn lúc ngủ sóng chậm 30-50%, các tế bào não được hấp thu đào thải mạnh mẽ, khiến cho não được phục hồi. Trạng thái này kéo dài khoảng mười mấy phút đến nửa tiếng, sau đó lại chuyển sang giấc ngủ sóng chậm. Cả hai loại thay thế cho nhau liên tục, một đêm khoảng 4-6 lần.

Người đến tuổi già, vì công năng vỏ đại não hoạt động không mạnh mẽ như tuổi trẻ, tốc độ hấp thu đào thải giảm chậm, hơn nữa hoạt động thể lực đã giảm rất nhiều, do đó thời gian người già cần ngủ cũng giảm theo. Tục ngữ nói "30 năm đầu ngủ không tỉnh, 30 năm sau ngủ không say" là vì lẽ đó. Nói chung, người già một đêm ngủ 5-6 giờ là đủ. Người già ban đêm khó đi vào giấc ngủ, nửa đêm dễ tỉnh dậy, thời gian ngủ ngắn hơn một ít, đa số có thể thông qua nghỉ ngơi hoặc chợp mắt một chốc về ban ngày là bù đắp được. Đó đều là những phương pháp tốt để tiêu trừ mệt mỏi.

Thời gian ngủ cố nhiên rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là chất lượng giấc ngủ. Để cho người già ngủ tốt, phòng ngủ nên giữ yên tĩnh, trong phòng không có ánh sáng, không khí thoáng và chăn đắp thích hợp. Ngoài ra, nên tập thành thói quen ngủ có quy luật để bảo đảm chất lượng. Như thế sẽ có lợi cho việc kéo dài tuổi thọ.
7. Có phải ngủ gối càng cao càng tốt không?

Con người dành 1/3 cuộc đời cho ngủ, mà giấc ngủ gắn liền với cái gối, cho nên cái gối có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe.

Nếu tối ngủ không có gối thì vị trí đầu sẽ thấp hơn tim, máu chảy lên đầu tăng lên, dẫn đến các mạch máu não bị dồn máu, thời gian lâu sẽ gây đau đầu, mí mắt sưng lên và ngủ không tốt.

Ngược lại ngủ có gối, đầu được nâng cao, phần ngực cũng hơi được nâng cao, như vậy máu ở nửa dưới sẽ chảy chậm hơn, có thể giảm nhẹ gánh nặng cho tim. Đối với người có thói quen ngủ nằm ngửa, gối đầu để ngủ thì phổi sẽ không áp sát với giường, có lợi cho sự thở. Hơn nữa, ngủ có gối đầu thì phần cổ được cong về phía trước, cơ cổ được thư giãn, có lợi cho nghỉ ngơi, sáng tỉnh dậy tinh thần thoải mái.

Tục ngữ nói, "gối cao đầu vô lo". Thực ra cách nói này thiếu cơ sở khoa học. Gối không phải là càng cao càng tốt. Nếu gối đầu quá cao, các cơ cổ sẽ không được thư giãn tự nhiên, phần cơ phía áp vào gối bị kéo căng, khiến cơ bắp căng thẳng, dễ gây mệt mỏi. Nếu suốt đêm ngủ gối cao, cổ sẽ đau, đầu đau, thậm chí ngẩng đầu hoặc cúi đầu đều khó khăn, cổ khó quay. Hơn nữa, gối quá cao sẽ làm cho tim cung cấp máu lên não khó khăn, vô hình trung đã tăng thêm gánh nặng cho tim. Ngủ gối cao còn làm giảm góc giữa cổ và ngực, khiến cho khí quản bị cong, việc thở gặp trở ngại , dễ dẫn đến yết hầu khô đau và ngáy to. Ngoài ra, gối quá cao sẽ khiến cho các cơ ở ngực và lưng căng thẳng, các tổ chức phần mềm ở cổ bị rối loạn, khiến mạch máu, thần kinh bị dồn nén gây ra mỏi vai, tê tay và choáng đầu.

Vậy gối cao bao nhiêu là vừa? Các chuyên gia đã làm thí nghiệm đo điện não đồ đối với những người dùng gối cao thấp khác nhau, kết quả là ở những trường hợp dùng gối cao 6-9 cm, điện não đồ xuất hiện trạng thái ổn định; gối cao hoặc thấp quá đều ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cho cơ thể có cảm giác không thoải mái hoặc khó ngủ.

Các chuyên gia khoa xương cho rằng, từ góc độ sinh lý và hình dung đốt sống cổ mà xét, khi ngủ có gối đầu, gối cao 8-15 cm là thích hợp. Gối nên có hình dạng hình yên ngựa là tốt nhất, tức hai đầu cao khoảng 15 cm, ở giữa thấp khoảng 8 cm. Khi nằm ngửa, đầu ở giữa gối, khi nằm nghiêng thì đầu gối vào hai bên. Gối có độ cao và hình dạng như thế rất phù hợp với hình cung của cổ, có lợi cho đề phòng bệnh đốt sống cổ và giúp nghỉ ngơi tốt.

8. Vì sao khi người mệt mỏi lại hay ngáp dài?

Khi người mệt mỏi, thiếu ngủ, tinh thần buồn tẻ, không hứng thú với mọi việc chung quanh, hoặc khi trong người sợ rét thì ta hay ngáp dài.

Ngáp là triệu chứng của mệt mỏi. Giống như khi cơ thể thiếu nước thì phải uống nước, dạ dày trống rỗng thì phải ăn cơm, ngáp cũng là một hoạt động phản xạ vốn có của cơ thể. Nó có ý nghĩa nhất định đối với bảo vệ cơ thể. Ví dụ, khi cơ thể đã mệt mỏi, lại phải làm việc hay học tập đến tối khuya, miệng sẽ ngáp liên tục, thúc giục ta nên đi nghỉ.

Ngáp cũng có tác dụng điều tiết nhẹ đối với mệt mỏi. Khi ngáp, hai mắt nhắm lại, miệng mở to để thở; tại chân tay, mặt cổ, lưỡi và yết hầu, các cơ bắp được co lại làm cho đại não đang hoạt động hưng phấn nay tạm thời giảm yếu, thở sâu hơn, hoạt động cơ bắp của toàn thân tạm ngừng xuống, cảm giác của thân thể đối với sự kích thích chung quanh giảm thấp. Chính thời điểm đó ta được nghỉ ngơi tạm thời.

Buổi sáng khi mới ngủ dậy, vì hoạt động của đại não từ trạng thái ức chế chuyển sang hưng phấn, cơ bắp đang chùng, toàn thân uể oải, cơ thể đang nặng cảm giác mệt mỏi cho nên ta cũng thường ngáp, đặc biệt là khi ngủ chưa đủ lại càng hay ngáp hơn.

Người có tinh thần phấn chấn, sức lực dồi dào, sống có quy luật, thường tập luyện, sống mạnh mẽ thì thường ít ngáp. Khi thể chất hư yếu, thiếu ngủ, tinh thần uể oải, sống không có quy luật, thiếu vận động, thiếu hăng say vì công việc thì thường hay ngáp nhiều hơn.

Khi ngáp, năng lực phản ứng của cơ thể trở nên kém hẳn, hiệu quả làm việc hay học tập không cao. Lúc đó, có thể ra ngoài trời hoạt động một chút hoặc thở không khí trong lành, hoặc làm một vài động tác lao động nhẹ, nếu quá buồn ngủ thì nên đi ngủ.
9. Vì sao sau một thời gian mệt mỏi, quầng mắt lại thâm đen?

Ở nhiều người, mỗi lần mệt mỏi, đặc biệt là thiếu ngủ hoặc thức đêm nhiều, hai quầng mắt sẽ thâm đen. Đó là vì sao? Y học hiện đại phát hiện, con người mệt mỏi, quầng mắt thâm đen trong hai trường hợp:

- Mệt mỏi quá mức hoặc thiếu ngủ: Mí mắt bị căng thẳng lâu dài, dẫn đến những mạch máu nhỏ ở phần da quầng mắt giãn nở, làm ứ huyết. Các tổ chức dưới da của quầng mắt bị chùng lỏng, các mạch máu ứ huyết nhiều, máu không lưu thông, cộng thêm da quầng mắt rất mỏng, do đó ở quầng mắt xuất hiện vầng xanh xám. Đối với trường hợp quầng mắt thâm đen không phải do bệnh như thế này, chỉ cần chú ý nghỉ ngơi, ngủ tốt là có thể xóa bỏ được rất nhanh. Nếu dùng ngón tay xoa nhẹ lên quầng mắt giúp cho các mạch máu ở đó lưu thông tốt thì hiện tượng đen quầng mắt cũng sẽ giảm nhẹ hoặc mất dần.

- Một cơ quan nào đó trong cơ thể có bệnh, khả năng nhiều nhất là bệnh thận. Các tổ chức tế bào của thận có một loại sắc tố đen. Sau khi công năng thận suy nhược, sắc tố đen sẽ hiện ra rõ ràng, khiến cho quầng mắt thâm đen. Ngoài ra, các bệnh về nội tiết hoặc bệnh về mạch máu tim cũng gây ra sự nhiễu loạn về tuần hoàn máu trong cơ thể, các mạch máu nhỏ ở da quầng mắt bị ứ huyết lâu dài mà tạo nên quầng đen.

Tóm lại, quầng mắt đen là một loại "tín hiệu", nó báo hiệu ta bị mệt mỏi quá mức, nên chú ý nghỉ ngơi; cũng có thể là một sự "cảnh báo" rằng ta đang có một loại bệnh nào đó, nên đi đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
10. Vì sao thanh, thiếu niên không nên thức thâu đêm nhiều?

Một người nếu suốt ngày tay không rời sách hoặc vùi đầu làm việc thì dần dần sẽ cảm thấy đầu óc căng lên, năng lực tư duy giảm thấp. Tương tự, nếu lao động thể lực với thời gian kéo dài mà không được nghỉ ngơi đúng mức thì cũng sẽ tổn hại đến sức khỏe. Cho nên muốn tiêu trừ mệt mỏi, ta phải biết cách nghỉ ngơi.

Phương pháp nghỉ rất đa dạng, trong đó, ngủ là điều không thể thiếu được. Nếu con người không ngủ đủ thì cuộc sống không thể kéo dài.

Vì sao ngủ lại quan trọng đến thế?

Tất cả mọi hoạt động của con người, bao gồm hoạt động trí lực và thể lực, đều chịu sự chỉ huy của vỏ đại não. Vỏ đại não gồm hơn 10 tỷ tế bào thần kinh tổ chức thành, được phân công vô cùng tinh vi. Nó là bộ tư lệnh cao nhất của cơ thể, có tính phản ứng rất cao, cảm thụ rất nhanh tất cả những kích thích của ngoại giới và kịp thời phát ra mệnh lệnh để ứng phó lại. Nhưng đại não lại đặc biệt mềm yếu. Tế bào thần kinh đại não nếu không nhận được ôxy trong một phút thì con người sẽ mất đi cảm giác; sau 5-6 phút sẽ tử vong. Não tuy mềm yếu như thế nhưng cũng có biện pháp tự bảo vệ mình: Khi ngoại giới kích thích quá nhiều, gây hưng phấn quá độ thì nó sẽ chuyển từ hưng phấn sang ức chế. Do đó, con người sẽ dần dần đi vào trạng thái ngủ để tế bào thần kinh não khỏi mệt mỏi quá mức và khỏi bị tổn thương. Đó gọi là "sự ức chế có tính bảo vệ".

Khi ngủ, hơi thở trở nên sâu hơn, tim đập chậm hơn, cơ bắp toàn thân được thư giãn, những tế bào mệt mỏi được nghỉ ngơi, nhận được các chất dinh dưỡng mới từ máu đưa đến, làm cho cơ thể dần dần được khôi phục.

Thời gian và độ sâu của giấc ngủ sinh lý thay đổi tùy theo tuổi tác, tình trạng sức khỏe và các mùa khác nhau. Nói chung, mỗi ngày, người già ngủ 5-6 giờ, thanh niên, trung niên ngủ 8 giờ, còn trẻ em đang thời kỳ phát triển mạnh mẽ cần ngủ 9-10 giờ mới thỏa mãn nhu cầu của cơ thể.

Thời kỳ thanh thiếu niên đang là giai đoạn học tập căng thẳng. Một số thanh thiếu niên vì tranh thủ thời gian xem sách nên thường thức quá khuya, thậm chí thức thâu đêm. Điều này vừa không có lợi cho sức khỏe vừa khiến hiệu quả học tập cũng giảm sút, lại ảnh hưởng đến việc học tập của hôm sau. Vì vậy, đối với cơ thể và sự học, việc thức thâu đêm quả là lợi bất cập hại. Để nâng cao hiệu suất học tập, ngoài việc bảo đảm ngủ đầy đủ, còn phải tham gia thích đáng một số hoạt động văn thể khác có lợi cho sức khỏe. Việc tham gia hoạt động văn thể khiến cho một số bộ phận của vỏ đại não hưng phấn lên, để cho khu vực phụ trách học tập hay công tác trong đại não từ trạng thái hưng phấn chuyển sang trạng thái ức chế để nghỉ ngơi. Như vậy, ta vừa có thể tiêu trừ mệt mỏi, vừa có thể rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe.
11. Vì sao chiêm bao?

Chiêm bao là hiện tượng sinh lý thần bí nhất, nhưng cũng phổ thông nhất. Khi chiêm bao, người ta hầu như bước vào một thế giới mới lạ. Trước đây do không biết nguyên nhân chiêm bao nên người ta thường liên hệ chiêm bao với cát, hung, họa, phúc của vận mệnh cuộc đời, khiến cho chiêm bao mang đầy màu sắc thần bí.

Ngày nay, các nhà khoa học đã biết được, khi ngủ say, phần lớn các tế bào của vỏ đại não được nghỉ ngơi, nhưng có một bộ phận tế bào thần kinh vẫn đang ở trạng thái hưng phấn, chính vì nguyên nhân đó mà sinh ra chiêm bao.

Chiêm bao sở dĩ rất thần kỳ là vì trong cảnh mộng luôn luôn xuất hiện những nội dung rất li kì, quái lạ. Vậy những nội dung này được sản sinh như thế nào? Có một điểm có thể khẳng định, đó là nó gắn chặt với cuộc sống thường ngày. Nội dung chiêm bao cho dù hoang đường bao nhiêu, ta vẫn có thể tìm thấy những hình ảnh cuộc sống thực trong đó. Nếu bạn là một người nguyên thủy cách biệt với thế giới thì chắc chắn trong giấc mộng không thể xuất hiện cảnh tàu hỏa, máy bay.

Có những giấc chiêm bao liên quan mật thiết với những việc ta đã từng trải qua và có ấn tượng sâu sắc, hoặc là chịu ảnh hưởng của những tình tiết nào đó trong tiểu thuyết, vô tuyến hay phim ảnh. Một số giấc chiêm bao xuất hiện do cơ thể chịu sự kích thích nào đó mà sản sinh ra. Ví dụ, thời tuổi nhỏ (3-6 tuổi), do năng lực tự khống chế còn kém, có những đêm ta uống nước nhiều, chiêm bao thấy đi tiểu, kết quả là ta bị đái dầm.

Một nguyên nhân khác hình thành chiêm bao là do lòng mong muốn rất mãnh liệt. Ví dụ, khi bạn yêu đương, trong giấc mộng thường xuất hiện người yêu. Khi bạn muốn đến chơi một nơi nào đó, hoặc muốn ăn vật gì thì trong chiêm bao thường đạt được điều đó. Cho nên, nhà tâm lý học nổi tiếng người áo là Fuloist đã nói: chiêm bao là sự đạt được của nguyện vọng.

Đương nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây nên chiêm bao; có những giấc chiêm bao ngay các nhà khoa học đến nay vẫn chưa làm sáng tỏ được. Chính vì lẽ đó mà nghiên cứu chiêm bao luôn là một vấn đề cuốn hút các nhà khoa học.

12. Vì sao có người mộng du?

Mộng du là một hành vi vô ý thức có liên quan với giấc ngủ, cũng là một hiện tượng ngủ mà hàng trăm, hàng nghìn năm nay chưa được giải thích rõ ràng.

Ta thường gặp trường hợp như thế này: Người mộng du sau khi ngủ say đột nhiên đứng dậy mặc quần áo, sau đó đi ra ngoài một vòng, hoặc làm một vài việc nào đó rồi lại trở về nằm ngủ, tự mình không hề biết những việc mình đã làm.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu mộng du đã phát hiện: Một số trường hợp mộng du có liên quan đến sự trở ngại của công năng não. Trong trường hợp bình thường, nếu khi ngủ mà nhãn cầu chuyển động nhanh thì đại não sẽ truyền mệnh lệch hành động cho hệ thống vận động cơ bắp (ví dụ: Nếu mộng thấy hỏa hoạn, đại não sẽ mệnh lệnh cho hai chân chạy mau). Nhưng con người còn có một cơ chế tự hãm khác, tức là khi ngủ, cơ thể không để cho tín hiệu truyền đến hệ thống vận động cơ bắp, giúp ta có thể ngủ yên ổn trên giường. Nếu cơ thể tự hãm này mất sự điều hòa thì con người sẽ sản sinh hành động, xuất hiện hiện tượng mộng du.

Trong các thống kê về quan sát người mộng du, người ta phát hiện đa số họ ở lứa tuổi dưới 15; có thể do sự phát triển đại não của họ chưa thành thục, vỏ đại não thiếu công năng khống chế. Nói chung, sau khi đến tuổi thành niên, chứng mộng du sẽ tự động mất đi. Vì vậy, nếu mộng du không phải là bệnh thuộc về khí chất đại não thì thông thường không cần chữa trị. Có trường hợp vì tâm tính hoảng sợ, lo lắng quá mức nên sinh ra mộng du hoặc làm cho chứng mộng du nặng thêm. Lúc đó, cần phải tìm cách xóa bỏ trạng thái tâm lý lo sợ trên.

Đương nhiên, cũng có không ít người mộng du vì não bộ bị cảm nhiễm, chấn thương hoặc có bệnh động kinh. Đối với trường hợp này, phải đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
13. Vì sao có một số ác mộng có thể biến thành điềm dự báo bệnh tật?

Nhà khoa học cổ Hy Lạp Aristot từng dự đoán: ác mộng rất có thể là điềm báo trước bệnh tật. Bác sĩ nổi tiếng cổ La Mã là ông Lincơ trong tác phẩm của mình đã từng kể lại câu chuyện: có một người nam thường chiêm bao thấy chân trái mình nặng như đá, bước đi không nổi. Chẳng bao lâu sau, quả nhiên chân trái anh ta bị bại liệt.

Một số nhà sinh lý học, tâm lý học và y học hiện đại cũng không ngừng mày mò về mối quan hệ giữa ác mộng và bệnh tật. Theo nghiên cứu của họ, nếu mộng thấy nhện, rắn độc và những động vật đáng sợ khác thì thường là điềm dự báo sẽ mắc bệnh ngoài da; mộng thấy bị người khác truy đuổi hoặc từ trên cao rơi xuống vực thẳm, muốn gọi mà không gọi được thì phải chú ý đến bệnh tim; nếu mộng thấy não thường bị ép, thở khó khăn thì phải chú ý bệnh về phổi; mộng thấy thường ăn phải cá thối, tôm rữa hay thực phẩm ôi thiu thì có thể là điềm báo trước về bệnh dạ dày.

Vì sao những cơn ác mộng này sẽ trở thành điềm dự báo bệnh tật? Vì bệnh tật lúc khởi phát, bệnh nhân tuy chưa có cảm giác nhưng trong cơ thể đã xuất hiện những mầm bệnh tiềm tàng. Ban ngày khi tỉnh táo, tín hiệu kích thích của ngoại giới truyền vào đại não rất nhiều; đại não bận gia công, xử lý các tín hiệu này nên những kích thích nhỏ yếu của bệnh tật ở thời kỳ đầu thường bị đại não bỏ qua. Ngoài ra, đại não còn có công năng điều chế và thích ứng đối với những chứng bệnh còn nhẹ này nên cơ thể chưa cảm giác gì. Nhưng khi ngủ, tình hình đã khác hẳn. Lúc đó, rất nhiều tế bào của đại não đã chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, nhiều tín hiệu kích thích mạnh của bên ngoài không thể truyền vào đại não được, công năng điều hòa và thích ứng cũng đã giảm thấp. Do đó, những tín hiệu khác thường của mầm bệnh trong cơ thể có thể khiến cho các tế bào ở những bộ phận tương ứng của đại não bắt đầu hoạt động. Lúc đó, ác mộng sẽ nhân cơ hội mà hình thành. Vì một số cảnh tượng của cơn ác mộng có quan hệ với những mầm bệnh tiềm tàng trong cơ thể cho nên nó trở thành điềm dự báo về bệnh tật.

Nói đến đây, có người sẽ lo lắng: một khi thấy ác mộng thì cho rằng mình đã bị bệnh. Vì vậy, cần nói ngay rằng, sự lo lắng đó là không cần thiết. Nếu nội dung ác mộng tương tự xuất hiện nhiều lần thì chúng ta nên tìm nguyên nhân hai mặt về cơ thể mình để sớm có biện pháp xóa bỏ hậu họa.

14. Vì sao có giấc mộng được nhớ rõ, có giấc mộng không nhớ rõ?

Mỗi người chúng ta đều từng chiêm bao và đều có kinh nghiệm sau: sáng mai tỉnh dậy có lúc nhớ rõ những chi tiết trong chiêm bao, nhưng có lúc không nhớ được gì. Tại sao?

Nguyên là trong 1-2 giờ đầu, ta ngủ sâu nhất, sau đó dần dần nông hơn. Trong khi ngủ lơ mơ, sự ức chế của vỏ đại não sẽ rất cạn, lúc đó những cảnh mộng phát sinh ra rất giống với cuộc sống thường ngày, tính nhất quán của giấc mộng có lúc khá mạnh; sau khi tỉnh dậy, những hình ảnh lưu lại trong đầu còn rất rõ, cho nên nhớ được rõ ràng. Còn lúc vừa vào giấc ngủ hoặc khi đã ngủ sâu thì các mộng cảnh, hình tượng phát sinh mờ nhạt chắp vá, thời gian ức chế của vỏ đại não còn dài cho nên sáng mai lúc tỉnh dậy thường không nhớ rõ.

Ngoài ra, những việc chúng ta thường gặp hoặc tiếp xúc gây ấn tượng mạnh thì hồi ức trong mộng ngược lại rất yếu ớt và mơ hồ. Còn đối với một số việc trong quá khứ xa xôi, chỉ cần thấy một lần, lại là việc không đáng chú ý lắm nhưng khi ngủ vì cảm giác kích thích yếu được mở rộng nên cảnh tượng đó xuất hiện trước mặt ta rất rõ ràng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho ta nhớ rõ hoặc không nhớ rõ cảnh chiêm bao.
15. "Ngủ đông" có thể giúp kéo dài tuổi thọ không?

Hàng trăm, hàng nghìn năm nay, nhân loại luôn đi tìm phương thuốc bí mật để kéo dài tuổi thọ, thậm chí mong rằng mình sẽ trường sinh bất lão, sống mãi với thời gian. Nhưng từ những danh y xa xưa, các thuật sĩ luyện đơn đến các nhà khoa học ngày nay đều không thể thực hiện được nguyện vọng tốt đẹp này. Nhưng họ tìm thấy sự gợi mở, từ đó nhen nhúm lên ngọn lửa hy vọng "trường sinh bất lão".

Loài dơi ngủ đông, còn loài chuột không ngủ đông. Thân hình của chúng gần giống nhau, nhưng loài dơi có thể sống được 20 năm, còn loài chuột chỉ sống khoảng nửa năm. Đó là vì sao? Nguyên là khi ngủ đông, tỷ lệ tiêu hao năng lượng và hấp thu đào thải của cơ thể rất thấp, hơn nữa ngủ đông khiến cho bệnh tật phát triển chậm lại. Ví dụ, nếu cấy tế bào ung thư cho động vật, sau đó cho nó ngủ đông thì những động vật này sẽ không vì ung thư mà chết nhanh, bởi vì tế bào ung thư cũng ở trạng thái tiềm phục, không thể hoạt động được.

Vậy con người có thể dựa vào ngủ đông để kéo dài tuổi thọ không? Những chuyên gia nghiên cứu về mặt này cho rằng: con người muốn ngủ đông thì trước hết phải làm cho đồi não (cơ quan bảo đảm nhiệt độ cơ thể ổn định) khống chế được nhiệt độ cơ thể ở mức thấp nhất. Ngày nay, người ta đã có thể dùng các phương pháp hóa học để đồi não giữ cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp trong vòng mấy giờ, đi vào trạng thái ngủ đông. Nhưng khoảng thời gian này còn ngắn quá cho nên giấc ngủ đông này mới chỉ dùng vào những phẫu thuật về não.

Cách đây không lâu, có người đã làm đông lạnh cá vàng ở nhiệt độ - 210 độ C trong một thời gian, sau đó chờ hết đông lạnh thì phát hiện cá vàng vẫn sống bình thường. Căn cứ hiện tượng này, các nhà khoa học bỗng nhiên nghĩ tới việc để một số bệnh nhân ở giai đoạn cuối cùng của bệnh vào môi trường nhiệt độ siêu thấp, cho ngủ đông, chờ đến khi y học có thể chữa khỏi loại bệnh này mới cho họ sống trở lại, như vậy không những sẽ chữa được bệnh mà còn kéo dài tuổi thọ.

Cách nghĩ này cho đến nay không chỉ dừng ở lý luận mà đã bắt đầu được thực hiện. Ở Mỹ, tối thiểu đã có 27 bệnh nhân ung thư được cho đông lạnh, nghe nói có thể giữ được trên 1.000 năm. Họ đều tin rằng một ngày nào đó có thể sống trở lại, trở về cuộc sống bình thường.
(Theo http://suckhoe.vnexpress.net)
Về Đầu Trang Go down
https://7x8x.forumvi.com
Admin
Admin



Posts : 743
Join date : 17/01/2016

Các câu hỏi về giấc ngủ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Các câu hỏi về giấc ngủ   Các câu hỏi về giấc ngủ EmptySat Jan 23, 2016 5:12 pm

Các rồi loạn giấc ngủ
I. Rối loạn liên quan với giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM).
1. Ác mộng.
Ác mộng là những giấc mơ đáng sợ xảy ra kéo dài gây ra lo lắng và sợ hãi. Thường là những giấc mơ sợ xảy ra nguy hiểm cho cơ thể, hoặc có chủ đề xấu hổ, hoặc sự lập đi lập lại những chấn thương trong quá khứ. Ac mộng thường chấm dứt khi người mơ thức giấc hoàn toàn nhưng họ vẫn còn tiếp tục lo lắng và sợ hãi.

Họ thường kể lại rất chi tiết giấc mơ. Ác mộng thường xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong đêm, nhưng vì nó thường xảy ra trong giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM), nên nó thường xảy ra lúc gần sáng, khi giai đoạn giấc ngủ REM kéo dài. Vì trong giai đoạn ngủ REM, não ức chế hoạt động cơ bắp nên không có vận động nào xảy ra khi ác mộng, trừ một số trường hợp PTSD (hội chứng stress sau chấn thương) nặng. Rối loạn này cũng có khả năng khởi phát hoạt động ác mộng trong giấc ngủ Non-REM.

Ác mộng xảy ra ở mọi nhóm tuổi, nhưng thường ở thời thơ ấu. Tần suất cao nhất lúc 3-5 tuổi, giảm dần theo tuổi. Đối với người trưởng thành, ác mộng thường xảy ra ở nữ giới. Một tỷ lệ nhỏ người bị ác mộng than phiền mất ngủ, buồn ngủ ban ngày, sợ phải đi ngủ trở lại, lo âu nhiều, hoặc rối loạn khí sắc.

Khi đánh giá bệnh nhân bị ác mộng, cần phải loại trừ bệnh lý tâm thần hoặc thực thể bên dưới như ngộ độc, hoặc tác dụng phụ của thuốc L-Dopa, ức chế Beta, thuốc SRI, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Trường hợp phức tạp có thể làm điện não để loại trừ động kinh cục bộ phức tạp ban đêm.

Hầu hết các bệnh nhân ác mộng không có bệnh tâm thần. Mặc dù nhiều cá nhân than phiền tăng ác mộng sau stress, một nghiên cứu nhận thấy không có mối liên quan giữa mức độ lo âu và ác mộng. Điều trị bao gồm làm yên lòng bệnh nhân rằng đây là bệnh lành tính, điều chỉnh thuốc, điều trị nhận thức hành vi với nhắc lại các hình ảnh, làm giảm nhạy cảm trong các trường hợp nhẹ.

Khi điều trị ác mộng kèm theo các bệnh lý trầm cảm, lo âu, hoặc rối loạn stress sau chấn thương (PTSD), nhà lâm sàng phải điều trị các bệnh lý đó trước tiên. Có thể giảm ác mộng với các thuốc giảm giấc ngủ REM liều thấp như thuốc antihistamine (cyproheptadine 4-24 mg lúc đi ngủ), thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Imipramine 10-50 mg), thuốc SSRI (sertraline 50-100 mg lúc đi ngủ), thuốc điều chỉnh khí sắc (carbamazepine 100-400 mg lúc đi ngủ), thuốc giải lo âu (clonazepam 0,25-1 mg lúc đi ngủ).

2. Liệt trong khi ngủ:
Liệt trong khi ngủ là tình trạng thức tỉnh thoáng qua trong lúc ngủ mà bệnh nhân không thể cử động hoặc nói chuyện. Nhiều người mô tả cảm giác đè nặng ở ngực, sợ hãi và lo lắng, cảm thấy bị thúc ép cử động, dậy, hoặc la hét. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy 20-25% người cảm thấy bình tĩnh và không chú ý đến.

Ảo giác thính giác hoặc thị giác có thể kết hợp với liệt, có thể gây ra hoảng sợ trong khung cảnh nhận biết xung quanh. Hiện tượng này được gọi là ảo giác lúc giở thức giở ngủ.

Liệt trong khi ngủ xảy ra ở 3 nhóm bệnh khác nhau:
1) Bệnh ngủ rũ trong đó bệnh nhân có 4 triệu chứng: ngủ quá nhiều, mất trương lực, ảo giác giở thức giở ngủ, và liệt trong khi ngủ

2) Bệnh nhân có gia đình liệt trong khi ngủ, gồm ngủ ngày trung bình, không mất trương lực và không liên kết với HLADQB1*0602/DQA1*0102

3) Người chỉ bị liệt khi ngủ đơn thuần không bị rối loạn giấc ngủ khác.
Tần suất 5-62%, nhiều dân tộc da trắng, da đen, Nhật Bản, Trung Quốc. Khởi đầu khoảng 10 tuổi, sau 20 tuổi hiếm gặp. Ít hơn 5% sinh viên cao đẳng bị liệt khi ngủ hơn 1 lần / tháng. Liệt khi ngủ thường xuất hiện khi mệt, căng thẳng, mất ngủ, hoặc khi ngủ trưa. Liệt khi ngủ cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm.

Điều trị: giải thích và làm yên lòng bệnh nhân, rằng đây là một hiện tượng không nguy hiểm. Nếu liệt khi ngủ do thuốc, nên cố gắng đổi thuốc. Nếu bệnh nhân rất khó chịu, có thể dùng thuốc làm giảm giấc ngủ REM (như desipramin, imipramin 10-50 mg lúc đi ngủ, hoặc thuốc SRI).

Tần suất ảo giác lúc giở thức giở ngủ tương tự với liệt trong khi ngủ. Ao giác này có thể là 1 phần của chứng ngủ rũ, hoặc là hiện tượng riêng lẻ. Điều trị tương tự liệt trong khi ngủ.

3. Rối loạn hành vi trong giấc ngủ cử động mắt nhanh
3.1. Lâm sàng:
Là rối loạn liên quan với giấc ngủ đặc trưng bởi sự tràn ngập các hành vi vận động phức tạp và mạnh mẽ trong giấc ngủ REM. Đấm, đá, nhảy khỏi giường, trong sự cố gắng diễn đạt giấc mơ, có thể gây chấn thương nghiêm trọng. Hội chứng này thường gặp ở nam giới (90% nam, 10% nữ), tuổi 50 trở lên.

3.2. Nguyên nhân và sinh bệnh:
Có thể do tổn thương hệ thống não có vai trò kiểm soát sự mất trương lực cơ bình thường trong giấc ngủ REM, kết hợp với sự gia tăng vận động. Cơ chế Dopaminergic được nhấn mạnh. Khoảng 60% rối loạn hành vi trong giấc ngủ REM là không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp kết hợp với bệnh lý thần kinh như sa sút, đột quỵ, bệnh Parkinson, xơ cứng mảng, ung thư cuống não, teo cuống não. 15% bệnh nhân Parkinson bị rối loạn hành vi trong giấc ngủ REM, và thường xảy ra trước khi có chẩn đoán Parkinson. Rối loạn hành vi trong giấc ngủ REM có thể thoáng qua, thứ phát do ngộ độc, hoặc do chuyển hóa như cai rượu, có thể liên kết với kháng nguyên HLA.

3.3. Cận lâm sàng và chẩn đoán:

Khi thực hiện đo đa giấc ngủ (polysomnography), rối loạn hành vi trong giấc ngủ REM có một số đặc trưng sau:
- Tăng quá mức trương lực điện cơ cằm
- Sự co rút quá mức điện cơ cằm và chi, kết hợp với các hành vi bất thường, biểu hiện bởi sự giật mạnh chi và cơ thể, hoặc bởi những cử động mạnh mẽ, bạo lực, phức tạp.

Có thể tăng mật độ REM, tăng sóng chậm khi ngủ, tăng hoạt động điện cơ trong giấc ngủ non-REM, đôi khi kết hợp với chuyển động.

3.4. Chẩn đoán phân biệt:
Các rối loạn liên quan với giấc ngủ khác, rối loạn giấc ngủ nguyên phát như ngưng thở khi ngủ, hoặc rối loạn vận động chi ngắt quãng, trào ngược dạ dày- thực quản, động kinh ban đêm, rối loạn stress sau chấn thương, rối loạn hoảng loạn ban đêm, rối loạn phân ly.

3.5. Điều trị:
Clonazepam có hiệu quả trong hầu hết các trường hợp. Vì hầu hết các bệnh nhân lớn tuổi, nên sử dụng liều thấp, khởi đầu bằng 0,25 mg Clonazepam khi đi ngủ, tăng liều dần đến khi có hiệu quả. Nếu bệnh nhân ngủ ngày nhiều hoặc Clonazepam không hiệu quả, có thể dùng các chất giảm thời gian ngủ REM với tác dụng serotonin và dopamin như: Desipramin, Doxepin, Carbidopa/levodopa, clonidine liều thấp tới trung bình.

4. Tổn thương cương dương vật liên quan với giấc ngủ

Tổn thương cương dương vật liên quan với giấc ngủ thường được khám phá trong các nghiên cứu thí nghiệm về sự cương dương vật ban đêm, mà thường được dùng để đánh giá bất lực nam. Bằng chứng thí nghiệm cho thấy tổn thương cương dương vật thường do nguyên nhân thực thể bên dưới như: tiểu đường, rối loạn nội tiết tố, tăng prolactine máu, bệnh dương vật (bệnh cương dương vật và bệnh Peyronie), rối loạn hệ thần kinh tự động, trung ương, rối loạn da và hô hấp, lymphoma, nghiện rượu, thuốc hướng thần và thuốc chẹn adrenergic, thiểu năng động mạch dương vật, bệnh tĩnh mạch dương vật. Trầm cảm cũng có thể gây tổn thương cương dương vật khi ngủ, nhưng thường phải có bệnh cảnh rối loạn giấc ngủ. Chẩn đoán đòi hỏi phải đánh giá đầy đủ, điều trị nguyên nhân bên dưới.

5. Cương đau dương vật liên quan với giấc ngủ
Là rối loạn hiếm gặp trong đó bệnh nhân bị thức giấc nhiều lần trong đêm vì cương đau dương vật. Sau khi thức dậy vài phút sự cương đau dương vật biến mất. Mặc dù chức năng tình dục lúc thức không bị tổn thương, trường hợp nặng gây mất ngủ.

Nhà lâm sàng phải đánh giá bệnh lý dương vật, như bệnh Peyronie… và áp dụng biện pháp điều trị thích hợp. Rối loạn liên quan với giấc ngủ này thường không cần điều trị, nhưng nếu trường hợp nặng gây mất ngủ có thể dùng thuốc giảm thời gian ngủ REM, hoặc thuốc an thần.

6. Ngưng nút xoang liên quan với giấc ngủ
Là một tình trạng hiếm gặp xảy ra ở những người không có bất thường tim mạch rõ rệt hoặc có triệu chứng tim mạch mơ hồ.

Các bệnh nhân này có giai đoạn vô tâm thu kéo dài tới 9 giây trong thời gian ngủ REM. Cần phải theo dõi tim mạch cẩn thận và có thể cần phải đặt máy tạo nhịp.

II. Đi trong giấc ngủ và khiếp sợ trong khi ngủ
Đi trong giấc ngủ, khiếp sợ trong khi ngủ và lú lẫn thức tỉnh là những rối loạn liên quan với giấc ngủ thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Chúng biểu hiện bằng hoạt động tự động, vận động trong giai đoạn thức tỉnh một phần khỏi giấc ngủ. Hầu hết các trẻ bị mộng du không rời khỏi giường, chúng làm những cử động lập đi lập lại khi ngồi dậy trên giường. Khi rời khỏi giường trẻ có khuynh hướng đi vòng quanh nhà với 2 mắt mở và tránh va chạm vào các vật quen thuộc. Các hành vi đơn giản, ít khi nói chuyện. Các phát âm xảy ra khi rối loạn nặng, với kêu cứu, la hét gọi chạy trốn, hoặc la lớn tên một người nào đó. Khi có ai đó nói chuyện với người mộng du, họ thường không trả lời và né tránh tiếp xúc mắt. Nếu bị đánh thức, người mộng du thường bị mất định hướng trong nhiều phút. Hầu hết người mộng du đều quay trở lại giường đúng giờ, cách tốt nhất để giúp họ là cố gắng đưa họ quay trở lại giường một cách nhẹ nhàng. Mọi cố gắng đánh thức họ là không hiệu quả và có thể gây ra bạo lực hoặc kéo dài giai đoạn.

Người mộng du thường ít nhớ lại các sự kiện hoặc nhớ thiếu sót, thường là kỳ dị mơ hồ, thỉnh thoảng có những hình ảnh đáng sợ hoặc hình ảnh ảo giác sống động trong các giấc mơ REM. Giai đoạn mộng du có thể kéo dài vài giây đến vài phút, trung bình 6 phút, có thể đến 1 tiếng. Mộng du và khiếp sợ khi ngủ có thể rất nguy hiểm, khoảng 75% bệnh nhân bị chấn thương trong cơn. Một nghiên cứu cho thấy khoảng 50% người mộng du rời khỏi nhà vào một thời điểm nào đó trong cơn.

Một số người mộng du rất thích gây gổ khi thức dậy đột ngột. 28-41% người mộng du và 55% người khiếp sợ khi ngủ báo cáo có hành vi bạo lực khi thức tỉnh.

Hoảng sợ trong khi ngủ là rối loạn thức tỉnh xảy ra trong 3 tiếng đầu đêm, khi giai đoạn III và IV chiếm ưu thế. Các giai đoạn này có khuynh hướng bắt đầu bằng 1 tiếng khóc lớn, và tiếp đến 1 giai đoạn lo âu nặng kéo dài, với tim nhanh, tăng huyết áp, dãn đồng tử, và đổ mồ hôi. Cơn điển hình kéo dài khoảng 6 phút. Cố gắng đánh thức người đang bị cơn khiếp sợ khi ngủ là dại dột, vì sau khi bị đánh thức bệnh nhân bị rối loạn định hướng lực kéo dài khoảng 30 phút (Schenck và Mahowald 2000).

Các cơn thường xảy ra ở những người ngủ sâu, ở nam giới, và thường không nhớ được vào sáng hôm sau (khác với ác mộng trong giai đoạn ngủ REM). Người bị khiếp sợ khi ngủ thường lấy lại bình tĩnh nhanh chóng sau cơn và đi ngủ trở lại. Cơn hoảng sợ ban đêm thường xảy ra ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi là lú lẫn thức tỉnh. Nó bắt đầu bằng cử động và phát âm (thường là khóc to về phía cha mẹ) và thường có bạo lực đánh đấm trên giường. Trẻ có thể khóc không ngưng được, nói chuyện kỳ lạ, và không đáp ứng phù hợp với kích thích. Nỗi sợ của cha mẹ bị gia tăng bởi không thể làm yên trẻ, trẻ không đáp ứng, không nhận ra cha mẹ, do đó cố gắng để giữ trẻ là không hiệu quả và làm trầm trọng thêm tình trạng.

Mặc dù mộng du và khiếp sợ khi ngủ có thể xuất hiện rất khác nhau, các yếu tố của cả 2 thường xảy ra cùng nhau trong cùng giai đoạn thức tỉnh. Một nghiên cứu cho thấy 55% người bị mộng du cũng bị khiếp sợ khi ngủ, 72% người bị khiếp sợ khi ngủ than phiền bị mộng du (Crisp 1996).

Tần suất:
Đối với các trẻ 5-12 tuổi, 15-40% được đánh giá là bị mộng du ít nhất 1 lần, 3-6% bị mộng du hơn 1 lần (Rosen và cs 1995).

Khoảng 0,5-2,5% người lớn bị mộng du. Mộng du có tính di truyền cao. Nếu cả hai cha mẹ bị mộng du thì có 60% khả năng con bị mộng du (Crisp 1996, Schenck và Mahowald 2000). Nếu chỉ có 1 cha mẹ bị mộng du, khả năng này giảm xuống 45%.

Trong số tất cả các nhóm tuổi, tần suất hoảng sợ khi ngủ khoảng 1-2% (Rosen và CS).

Nguyên nhân và sinh bệnh học:
Mộng du và hoảng sợ trong khi ngủ là những rối loạn thức tỉnh thường là sóng chậm, hoặc giai đoạn III, IV giấc ngủ non-REM, phản ánh sự tổn thương cơ chế bình thường của sự thức tỉnh khỏi giai đoạn ngủ sâu. Tổn thương này dẫn đến sự thức tỉnh một phần, trong đó hành vi vận động được hoạt hóa, nhưng ý thức đầy đủ không hồi phục. Điều này là lý do khiến rối loạn liên quan với giấc ngủ thường gặp ở hệ thần kinh không trưởng thành của trẻ.

Việc nhận thức sinh bệnh học của sự thức tỉnh một phần ban đêm đòi hỏi phải loại trừ yếu tố môi trường và di truyền cũng như các yếu tố nội tại hay thúc đẩy. Mặc dù yếu tố di truyền của mộng du và hoảng sợ trong khi ngủ rõ rệt, mức độ di truyền lại rất khác nhau. Ở một số bệnh nhân phải bị stress hoặc chấn thương đặc biệt mới có triệu chứng, trong khi ở các bệnh nhân bị di truyền mạnh, mộng du và hoảng sợ trong khi ngủ kéo dài đến lúc trưởng thành mà không có chứng cớ bị stress, chấn thương, hoặc rối loạn tâm lý.

Các yếu tố nội tại của thức tỉnh một phần khi ngủ là mất ngủ (quan trọng), rối loạn thời biểu thức-ngủ, chấn thương cảm xúc và mất mát, bệnh loạn thần, đau đầu migrain. Các yếu tố thúc đẩy mộng du bao gồm ngưng thở trong khi ngủ, động kinh, sốt, PLMD, rượu, stress, trào ngược dạ dày thực quản. Các yếu tố thúc đẩy khác gồm: bật đèn, động chạm vào người bệnh nhân, sử dụng một số thuốc như thuốc tim mạch như propranolol, thuốc chống loạn nhịp, chống loạn thần, diazepam, và thuốc an thần.

Cận lâm sàng:
Biểu đồ đo đa giấc ngủ giai đoạn bị mộng du và hoảng sợ ban đêm thường cho thấy có sự thức tỉnh khỏi giai đoạn III và IV của giấc ngủ không REM, tuy rằng đôi khi các giai đoạn này có thể xảy ra suốt giấc ngủ non-REM. Rối loạn hành vi thường được dẫn trước bởi các sóng Delta biên độ cao đối xứng, đồng bộ và lan toả trên EEG. Gia tăng nhịp tim và nhịp thở lúc bắt đầu thức tỉnh. Các chỉ số điện não hoàn toàn khác với rối loạn hành vi trong giai đoạn ngủ REM,.

Chẩn đoán phân biệt:
Ác mộng: có khuynh hướng xảy ra trong giai đoạn ngủ REM vào lúc giữa đêm hoặc gần sáng. Trong giấc ngủ REM các cơ bị liệt, nên ác mộng không đi kèm với cử động. Người bệnh thường nhớ lại giấc mơ sau đó, và thức tỉnh rồi lấy lại bình tĩnh khi dậy.

Hành vi tự động và trạng thái phân ly: thường gặp ở người lớn bị rối loạn tâm thần. Thông thường những yếu tố như vậy xảy ra suốt lúc thức và ngủ. Các hành vi phức tạp, có thể xảy ra nhiều giờ, bệnh nhân thường không quay trở lại giường.

Say rượu: là giai đoạn thức giấc một phần khi một người quá mệt hoặc bị ảnh hưởng của thuốc an thần hoặc rượu. Giai đoạn này cũng có thể được xem như một phần của chứng ngủ rũ. Mặc dù hành vi gây hấn thường xảy ra, nhưng không có bằng chứng cho thấy bệnh nhân cố ý phạm tội trong giai đoạn mà không nhận thức được.

Động kinh tâm thần vận động: có khuynh hướng ngắn, và trong giai đoạn bệnh nhân không đáp ứng. Cần phải làm EEG để phân biệt với mộng du và khiếp sợ khi ngủ. Nên đo EEG sau một đêm mất ngủ một phần và nên ghi biểu đồ giấc ngủ đầy đủ.

Cơn hoảng loạn: có thể nhầm với rối loạn liên quan giấc ngủ. Thường gặp ở bệnh nhân bị cơn hoảng loạn ban đêm với biểu hiện nhịp tim nhanh, thở nông, đổ mồ hôi và sợ hãi cực độ. Điểm khác biệt chính giữa cơn hoảng loạn và khiếp sợ khi ngủ là trong cơn hoảng loạn bệnh nhân thức tỉnh và nhận biết mọi việc xung quanh, và nhớ rất rõ những biến cố xảy ra trong cơn vào sáng hôm sau.

Rối loạn hành vi trong giấc ngủ REM: Có thể nhầm lẫn với khiếp sợ khi ngủ. Đo đa giấc ngủ sẽ phân biệt dễ dàng 2 tình trạng này.

Ngưng thở khi ngủ và cử động chi ngắt quãng khởi phát thức tỉnh: đo đa giấc ngủ giúp phân biệt với mộng du và khiếp sợ khi ngủ.

Phản ứng thuốc, tổn thương não, sa sút tâm thần với đi trong đêm ngắt quãng: cũng nên phân biệt với mộng du và khiếp sợ khi ngủ.

Điều trị:
Điều trị phụ thuộc vào loại biểu hiện lâm sàng. Hầu hết các trẻ bị mộng du và khiếp sợ khi ngủ đều vượt qua được khi chúng trưởng thành về cơ thể. Nhà lâm sàng nên trấn an cha mẹ và trẻ. Người mộng du nên được bảo vệ bằng cách khóa cửa và cửa sổ để tránh trường hợp bệnh nhân rời khỏi nhà và gặp nguy hiểm. Loại bỏ các đồ vật gây nguy hiểm, và nên che của sổ lại bằng tấm rèm nặng. Thiết bị báo động bằng sóng siêu âm có thể sử dụng để đánh thức những người khác trong nhà khi bệnh nhân bắt đầu đi. Người mộng du phải ngủ ở tầng trệt để tránh bị ngã khỏi cửa sổ. Phải tránh mất ngủ và luyện tập giấc ngủ tốt. Trong trường hợp nặng nhà điều trị nên xem xét đến liệu pháp tâm lý, trị liệu hành vi, thôi miên. Điều trị hành vi nên nhằm mục đích thư dãn và làm dịu hình ảnh tinh thần. Khi các giai đoạn mộng du thường xuyên và có thể đoán trước được, có thể đánh thức bệnh nhân dậy khoảng 5- 30 phút trước khi xảy ra mộng du. Đối với bệnh nhân kháng trị có thể sử dụng tricyclic liều thấp (imipramin 10-50mg), hoặc Benzodiazepine (triazolam 0,125 mg; diazepam 2 mg lúc đi ngủ), có thể làm giảm tần suất biến cố hoặc bằng cách ngăn chặn thức tỉnh hoặc giảm giai đoạn III, IV ngủ sâu.

Mộng du và khiếp sợ khi ngủ thường được cải thiện bằng tâm lý liệu pháp, thư dãn tăng dần, thôi miên. Ở trung tâm chúng tôi, một số bệnh nhân được điều trị với liệu pháp thăm dò ngắn hạn, và trị liệu hướng nội, bao gồm việc giúp đỡ bệnh nhân biểu lộ cảm xúc trực tiếp hơn. Mộng du và khiếp sợ khi ngủ có thể giảm trong vài tuần. Đối với những người có bị mộng du và khiếp sợ khi ngủ có khả năng gây nguy hiểm, cần sử dụng thuốc kết hợp với tâm lý liệu pháp. Ở trung tâm chúng tôi, các nhà lâm sàng thường điều trị với Desipramine (10 mg lúc ngủ) tăng liều dần đến khi giảm được các giai đoạn. Imipramine, nortriptyline, sertraline, paroxetine, carbamazepine, diazepam, triazolam, divalproex cũng hữu ích. Mặc dù hầu hết các bệnh nhân đáp ứng với liều tương đối thấp, các bệnh nhân có bằng chứng bị trầm cảm tái diễn đòi hỏi liều điều trị trầm cảm đầy đủ. Các phương pháp bảo vệ cho trẻ cũng được áp dụng cho người lớn.

Ở người già, mộng du khởi phát trễ thường là do tác dụng phụ của thuốc, có thể kết hợp với bệnh lý y khoa bên dưới. Nếu kê toa thuốc, nhà lâm sàng cần chú ý để không làm nặng thêm tình trạng lú lẫn có sẵn.

III. Rối loạn chuyển đổi thức- ngủ:
Rối loạn chuyển đổi thức-ngủ xảy ra suốt thời kỳ chuyển đổi từ thức sang ngủ hoặc từ ngủ sang thức, là biểu hiện của quá trình biến đổi sinh lý hơn là thay đổi bệnh lý thực sự.

Rối loạn lúc bắt đầu ngủ bao gồm giật cơ khi ngủ, và cảm giác giật mình. Giật cơ khi ngủ là sự giật nẩy toàn bộ cơ thể xảy ra khi bắt đầu ngủ. Giật cơ khi ngủ rất phổ biến, không bệnh lý, và có lẽ là sự thức tỉnh do kích thích nhỏ lúc bắt đầu ngủ. Cảm giác giật mình bao gồm những trải nghiệm cảm giác, thường thuộc về biểu hiện giống giấc mơ, có thể đi kèm với giật cơ khi ngủ hoặc xảy ra riêng biệt vào lúc bắt đầu ngủ và làm bệnh nhân thức giấc. Cảm giác giật mình thường lành tính. Nhà lâm sàng nên điều trị cả hai dạng giật mình khi ngủ bằng cách trấn an bệnh nhân rằng hiện tượng này bình thường.

Nói trong khi ngủ: là hiện tượng rất phổ biến thường xảy ra khi chuyển từ giai đoạn I sang giai đoạn II của giấc ngủ. Nó thường xảy ra khi một người vừa rơi vào giấc ngủ thì bị đặt câu hỏi. Bệnh nhân thường không nhớ mình đã nói gì. Sự mệt mỏi quá mức có thể làm nói trong giấc ngủ nhiều hơn. Nói trong khi ngủ ít liên quan với rối loạn thức tỉnh hơn mộng du và khiếp sợ khi ngủ. Nói trong khi ngủ ít khi liên quan với thuốc và thường không đáp ứng với thuốc hoặc tâm lý trị liệu.

IV. Những rối loạn liên quan với giấc ngủ khác
1. Rối loạn ăn uống liên quan với giấc ngủ đêm:
Là sự thức tỉnh khỏi giấc ngủ kết hợp với ăn nhiều lập đi lập lại, thường được nhận biết một phần hoặc không vào sáng hôm sau.

Là hành vi ăn nhiều xảy ra hằng đêm và ra khỏi sự kiểm soát và đề kháng với mọi sự ngăn chặn của người ăn cũng như những người khác.

Biểu hiện lâm sàng:
Một số bệnh nhân thức dậy thường xuyên và lập đi lập lại để ăn hoặc uống. Mức độ nhận biết hành vi ăn uống thay đổi. Ở nhiều người, hành vi ăn nhiều có thể xảy ra hằng đêm và thường liên quan với sự thúc đẩy cưỡng chế và ngay lập tức phải ăn những thức ăn giàu năng lượng (như các chất ngọt hoặc tinh bột), mặc dù không đói hoặc khát thực sự. An quá nhiều có thể gây tăng cân và to bụng. Rối loạn ăn uống này không kết hợp với việc dùng thuốc sổ hoặc ăn nhiều ban ngày. Khởi đầu có thể liên quan với những sự kiện gây stress trong cuộc sống hoặc bệnh cơ thể, và thường kết hợp với trầm cảm. Bệnh tâm thần kết hợp thường gặp, nhưng bệnh nhân vẫn làm việc tốt.

Tỷ lệ:
Rối loạn ăn uống liên quan với giấc ngủ đêm hiếm gặp, nhưng gây bối rối, xấu hổ và ít đáp ứng với các điều trị khác nhau.

Nguyên nhân và sinh bệnh:
Có nhiều nguyên nhân bao gồm tiền căn gia đình bị rối loạn liên quan giấc ngủ, có thể xảy ra cùng với những rối loạn giấc ngủ khác (như ngưng thở khi ngủ, PLMD, hội chứng chân không yên), có thể liên quan với stress hiện nay hoặc lạm dụng sớm.

Nhiều bệnh nhân có trầm cảm tái diễn. Các nhà nghiên cứu đã nhận định ăn uống liên quan giấc ngủ đêm có thể kết hợp với hoạt động Dopamine và Serotonin thấp trong hệ thần kinh trung ương.

Cận lâm sàng:
Các dữ kiện biểu đồ giấc ngủ đêm cho thấy dạng không điển hình của mộng du người trưởng thành ở một số trường hợp, một số khác thì có dạng của thức giấc không điển hình. Dường như có sự thức tỉnh đột ngột khỏi giai đoạn ngủ non-REM lúc khởi đầu giai đoạn ăn liên quan với ngủ. Tần suất của ngưng thở tắc nghẽn, PLMD, hội chứng chân không yên có thể tăng.

Chẩn đoán phân biệt:
Rối loạn ăn uống liên quan giấc ngủ khác với các rối loạn khác là có sự mất ít hoặc toàn bộ ý thức về hành vi ăn uống. Bệnh nhân ăn nhiều có khuynh hướng cũng ăn nhiều vào ban ngày. Rối loạn lo âu và trầm cảm không điển hình, ăn nhiều chất để tạo phản ứng hoặc để đáp ứng với nhu cầu làm dịu hành vi.

Điều trị:
Nhà lâm sàng cần đánh giá xem bệnh nhân có rối loạn khí sắc và lo âu hay nghiện chất không và nên điều trị các rối loạn này một cách thích hợp. Nếu nghi ngờ có rối loạn lưỡng cực, sử dụng thuốc ổn định khí sắc như carbamazepine, hoặc valproic acid lúc khởi đầu. Các bệnh nhân lo âu, rối loạn khí sắc hoặc lạm dụng chất có thể dùng Fluoxetine 20-60mg/ngày, hoặc một thuốc SSRI khác. Cũng có thể xem xét dùng các chất đồng vận Dopamine như carbidopa/levodopa (10/100 mg tới 3 viên lúc đi ngủ), bromocriptine (2.5mg- 15mg), pergolide (0.05- 0.5mg). Nếu không hiệu quả, dùng propoxyphen hoặc 30 mg codein (1- 3 viên lúc đi ngủ) cùng với thuốc đồng vận Dopamine. Bệnh nhân vẫn không đáp ứng thì thêm clonazepam (0.25 – 2 mg lúc đi ngủ). Những trường hợp nhẹ hơn có thể đáp ứng với clonazepam đơn trị và những trường hợp nặng hơn có thể phải dùng nhiều loại thuốc trên.

Nhà lâm sàng cũng nên chú ý đến điều trị kết hợp như luyện tập vệ sinh giấc ngủ, giảm stress, điều trị cá nhân hoặc quan hệ, loại bỏ những thuốc không cần thiết.

2. Nghiến răng khi ngủ:
Là một rối loạn rất phổ biến bao gồm sự nghiến răng lập đi lập lại đôi khi rất mạnh trong khi ngủ. Tần suất 7-88% ở trẻ em và giảm tần suất theo tuổi. Nguyên nhân của nghiến răng có thể là di truyền, rối loạn giải phẫu (biến dạng hàm hoặc không khít hàm), rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương (hôn mê hoặc thiếu sót phát triển), rối loạn tâm lý (lo âu hoặc stress quá mức). Cũng thế, các trường hợp nghiến răng được báo cáo là thứ phát sau rối loạn vận động miệng mặt, rối loạn trương lực hàm dưới, run, rối loạn hành vi trong giấc ngủ REM. Nghiến răng xảy ra chủ yếu ở giai đoạn II của giấc ngủ. Trên biểu đồ giấc ngủ, có sự tăng biên độ điện cơ hoạt động cơ nhai và cơ thái dương. Nghiên cứu về giấc ngủ có thể giúp loại trừ động kinh ban đêm. Điều trị lựa chọn là gắn khung răng để tránh tổn thương và mòn răng. Các điều trị khác có thể thành công là luyện tập thư giãn cơ, thuốc ngủ, phản hồi sinh học, thôi miên, điều chỉnh hàm, phẫu thuật răng, tâm lý liệu pháp. Những điều trị khác có vẻ hứa hẹn như tiêm độc tố botulinum cho những người bị loạn vận động, loạn trương lực cơ mặt miệng, hoặc kích thích dây thần kinh hướng tâm ở môi cho các bệnh nhân nghiến răng không biến chứng.

3. Giật cơ lành tính ở trẻ sơ sinh khi ngủ:
Là một hội chứng hiếm gặp, có sự co giật đều đặn, lập đi lập lại bàn tay, cánh tay, chân, đôi khi ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, mắt cá chân ở trẻ sơ sinh. Các cử động có thể xả ra lúc bắt đầu ngủ hoặc sau đó. Triệu chứng có khuynh hướng biến mất lúc 1-2 tuổi. Bệnh lành tính này được chẩn đoán dựa vào dữ kiện điện não bình thường, và nó chỉ xảy ra trong khi ngủ. Người ta cho rằng hội chứng này là biểu hiện của sự bất thường phát triển trong hệ thống lưới hoạt hóa, có lẽ liên quan với khởi đầu giấc ngủ, và được giải quyết khi hệ thần kinh trưởng thành.

4.Rối loạn phân ly ban đêm:
Rối loạn phân ly ban đêm gồm những hành vi phức tạp xuất hiện đại diện cho sự cố gắng diễn đạt lại những tình huống bị lạm dụng, đặc biệt lạm dụng tình dục trẻ em và thiếu niên. Giai đoạn có khuynh hướng gia tăng suốt giai đoạn thức giấc xảy ra sau giai đoạn ngủ. Bệnh nhân bị rối loạn phân ly ban đêm phải được trị liệu tâm lý và dùng thuốc hướng đến rối loạn phân ly và bệnh lý tâm thần kèm theo. Rối loạn phân ly ban đêm có thể nặng hơn nếu dùng benzodiazepine lúc đi ngủ.

5. Co thắt cơ bắp ban đêm (chuột rút):
Chuột rút đôi khi có tính chất gia đình và đáp ứng với quinine sulfate hoặc verapamil.

6. Rối loạn liên quan với giấc ngủ hệ thần kinh trung ương:
Loạn trương lực cơ kịch phát ban đêm: là hội chứng hiếm gặp, biểu hiện bằng cử động cơ chi và thân người một cách mạnh mẽ xảy ra trong giấc ngủ non-REM. Không phát hiện bất thường trên EEG, MRI, CT scan, hoặc khám lâm sàng thần kinh.

Bệnh nhân có khuynh hướng rơi vào giấc ngủ sau giai đoạn. Họ chỉ nhớ được một phần rất nhỏ về sự kiện khi thức dậy và được hỏi. Giai đoạn có khuynh hướng xảy ra hằng đêm và có thể xảy ra 20 lần/đêm. Chúng được phân loại theo thời gian.

Giai đoạn siêu ngắn (8-20 giây) gọi là thức tỉnh kịch phát, giai đoạn loạn trương lực ngắn hơn 2 phút được gọi là loạn trương lực cơ kịch phát ban đêm với cơn ngắn. Các cơn trung bình và dài (2-50 phút) thường ít đáp ứng với điều trị. Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị rối loạn này, nhà lâm sàng nên khám thần kinh, đo EEG, CT scan, MRI, và đặt máy theo dõi bằng video biểu đồ giấc ngủ ban đêm để loại trừ bệnh lý thần kinh và rối loạn liên quan giấc ngủ khác. Biểu đồ giấc ngủ của rối loạn cho thấy có sự thức tỉnh lúc bắt đầu giai đoạn nhưng ít khi thấy biểu hiện động kinh trên EEG. Một số dữ kiện cho thấy các bệnh nhân loạn trương lực cơ khi ngủ có ổ động kinh ở thùy trán, do đó rối loạn này có thể là đại diện của cơn động kinh ban đêm. (Montagna 1992).

Các giai đoạn ngắn đáp ứng tốt với carbamazepine. Điều trị nên bắt đầu bằng carbamazepine (200mg lúc ngủ) và liều có thể tăng tới khi bệnh nhân đáp ứng với điều trị hoặc có dấu hiệu độc. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với carbamazepine, nên dùng phenytoin (5mg/kg chia 2-3 lần), barbiturate (phenobarbital 100-150mg lúc đi ngủ) hoặc các thuốc chống động kinh khác. Không có điều trị nào tỏ ra hiệu quả với các cơn kéo dài trên 2 phút.

Đau đầu mạch máu: bao gồm đau đầu từng đám, đau nửa đầu kịch phát mãn tính, đau nửa đầu migraine và trong một số trường hợp có liên quan với giấc ngủ REM. Triệu chứng thường nặng hơn như hiện tượng dội ngược giấc ngủ REM sau khi ngưng sử dụng thuốc ức chế giấc ngủ REM như thuốc chống trầm cảm. Đau nửa đầu kịch phát có thể đáp ứng với thuốc chẹn kênh canxi. Ngưng thở tắc nghẽn trong khi ngủ có thể gây ra đau đầu từng đám.

Hội chứng đầu nổ tung: thường là hội chứng lành tính do thức tỉnh đột ngột khi mới chuyển tiếp vào giấc ngủ với cảm giác có tiếng động lớn như tiếng nổ hoặc cảm giác vỡ tung trong đầu. Hội chứng này thường là biến thể của giật cơ khi ngủ, nhưng cũng cần phải loại trừ động kinh trong trường hợp kéo dài hoặc phức tạp. Một bệnh lý liên quan, hội chứng đau đầu khi ngủ, được mô tả ở một số người già là cảm giác đau đầu lan tỏa đánh thức bệnh nhân khỏi giấc mơ, kéo dài 30-60 phút, thường kèm theo buồn nôn (Mahowald và Schenck 1996). Triệu chứng được cải thiện nhờ Lithium.

7. Rối loạn liên quan với giấc ngủ tim phổi
Loạn vận động hô hấp: bao gồm giật cơ từng đoạn, giật cơ khẩu cái, rung giật cơ hoành, và loạn trương lực cơ kịch phát.

Chúng có thể là những biểu hiện loạn vận động do nguyên nhân thần kinh. Cần phân biệt với động kinh ban đêm mà khởi đầu bằng triệu chứng hô hấp.

Hội chứng tử vong đột ngột ban đêm không giải thích được: là hội chứng tử vong không biết trước của nam giới trẻ châu Á.

Ở Philippines nó được gọi là bangungut, nonlaitai ở Lào, pokkuri ở Nhật (Melles và Katz 1998). Người ta tìm thấy sự suy yếu dẫn truyền tim ở nhiều nạn nhân, và có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh nhân có cơn hoảng sợ ban đêm. Những dữ kiện này cho thấy mối liên hệ giữa thức tỉnh tự động liên kết với hoảng sợ ban đêm và bất thường dẫn truyền tim mạch dẫn đến tử vong vào ban đêm.

8. Rối loạn liên quan với giấc ngủ dạ dày- ruột:
Trào ngược dạ dày thực quản: có thể xảy ra trong khi ngủ, biểu hiện bằng thức dậy đột ngột, ngạt thở, đau ngực, khó thở và lo âu dữ dội. Nó có thể gây co thắt thực quản kéo dài, gây viêm phổi hít, làm nặng thêm bệnh hen suyễn. Chẩn đoán có thể cần đo pH thực quản vào ban đêm. Điều trị là làm giảm acid dạ dày bằng thuốc đối kháng H2, hoặc thuốc ức chế bơm proton. Nằm ngủ đầu cao cũng có thể có lợi.

Co thắt thực quản lan tỏa và co thắt thực quản ban đêm: gây ra đau ngực và bệnh giống tim mạch, và chúng được biết là gây ra loạn nhịp. Chẩn đoán bằng cách đo áp lực thực quản hoặc nội soi. Điều trị thành công bằng cách dùng các thuốc ức chế kênh can xi, nitrate hoặc anticholinergic. Co thắt trương lực liên quan giấc ngủ hoặc đau hậu môn: là sự co thắt dữ dội cơ nâng hậu môn có thể gây đau buốt. Cơn đau được cảm nhận ở vùng trực tràng phía trên hậu môn và có thể kéo dài vài giây đến nửa giờ. Không có nguyên nhân thực thể nào được biết. Hội chứng có thể có liên quan với lo âu. Đôi khi nó có thể xảy ra vào ban ngày cũng như ban đêm. Không có điều trị nào thích hợp hơn là làm yên bệnh nhân rằng nó sẽ không tiến triển tới bệnh nặng hơn.

Hội chứng nuốt bất thường liên quan giấc ngủ: đặc trưng bởi sự than phiền về sự tức thở bởi nhiều nước bọt không được nuốt khi ngủ. Không có điều trị rõ rệt nào cho rối lọan này, nhưng bệnh nhân cần được khám để tìm túi thực quản.

III. Hành vi bạo lực và gây hấn khi ngủ:
Các hành vi bạo lực và gây hấn có thể kết hợp với rối lọan giấc ngủ. Rối lọan hành vi trong giấc ngủ REM có thể gây ra bạo lực và có khả năng gây chấn thương cho bệnh nhân và người ngủ chung (Ohayon và cs, 1997). Bệnh nhân phạm tội giết người trong khi mộng du, và rối lọan liên quan với giấc ngủ đôi khi được đánh giá là vô tội.

Người có hành vi bạo lực khi ngủ cũng có nguy cơ cao bị nói trong khi ngủ, nghiến răng, giật cơ khi ngủ, ảo giác giở thức giở ngủ, lo âu, rối lọan khí sắc cũng như tăng sử dụng thuốc lá, cà phê và uống rượu vào giờ ngủ.

Martin Reite M.D., John Ruddy M.D., Kim Nagel M.D.,
Concise Guide to Evaluation and Management of Sleep Disorders,
American Psychiatric Publishing, Inc, Third Edition, 2002, P. 145-170


Lược dịch: ThS.BS. Chu Thị Dung, Khoa khám I, Bệnh viện Tâm thần
Về Đầu Trang Go down
https://7x8x.forumvi.com
 
Các câu hỏi về giấc ngủ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giải mã giấc mơ của bạn
»  TỔNG HỢP CÁC NGUYÊN NHÂN KHIẾN CHÂN, BÀN CHÂN, NGÓN CHÂN BỊ TÊ BÌ, MẤT CẢM GIÁC
» Giải mã con số lô đề của giấc mơ thấy thiên đường
» Khám phá bí ẩn các bệnh liên quan đến giấc ngủ
» GOAL123 Bắn Cá - Biến giấc mơ thành hiện thực tại Giải đấu Spadegaming

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN TUỔI 7X-8X :: SỨC KHỎE-
Chuyển đến