DIỄN ĐÀN TUỔI 7X-8X
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN TUỔI 7X-8X

DIỄN ĐÀN VỀ TUỔI 7X-8X
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Top posting users this month
Sport12b
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_lcapBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Voting_barBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_rcap 
ST666
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_lcapBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Voting_barBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_rcap 
sbobetvn
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_lcapBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Voting_barBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_rcap 
winwin104
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_lcapBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Voting_barBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_rcap 
nguoi_dac_biet
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_lcapBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Voting_barBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_rcap 
MU88
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_lcapBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Voting_barBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_rcap 
superbet
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_lcapBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Voting_barBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_rcap 
Vui123
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_lcapBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Voting_barBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_rcap 
nhacaist666
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_lcapBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Voting_barBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_rcap 
Luisvo
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_lcapBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Voting_barBài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Vote_rcap 
Most Viewed Topics
Store thí nghiệm
Nước bọt có màu máu. Nguyên nhân ít ai để ý
Cách nhận biết xương bị gãy, rạn hay không
TOÀN BỘ KỸ THUẬT TRỒNG NHO: HÌNH ẢNH CÂY NHO, CÁC GIỐNG NHO HAY TRỒNG TẠI VIỆT NAM, TỈA CÀNH CÂY NHO QUA TỪNG VỤ. CHI TIẾT QUA HÌNH ẢNH - The illustration shows part of the grape plants
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ
Nguồn gốc của Lối sống tối giản (Minimalism)
cung cap cafe gia si
Tác giả của cuốn sách Em phải đến Harvard để học kinh tế (Cô gái Harvard - Lưu Diệc Đình (Yiting Liu) bây giờ ra sao, làm gì?
NÊN CHỌN LƯU TRỮ ĐÁM MÂY NÀO (50 Best free cloud storage 2020)
TỔNG HỢP CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM MIỆNG CÓ VỊ NGỌT
March 2023
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Posts : 706
Join date : 17/01/2016

Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ    Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  EmptySat Jan 23, 2016 5:02 pm

Đây là kinh nghiệm chữa của một người:
"Bệnh động kinh hay gọi là bệnh giựt kinh phong là một căn bệnh khó chữa khỏi, y học cổ truyền hiện nay đôi lúc cũng bó tay. Nhưng có một phương pháp chữa bệnh dân gian mà tôi học được từ người dưới quê tỉnh Sóc Trăng đã chữa được cho cô Út của tôi từ năm 2007, Cô bị từ lúc ở Việt Nam năm 1988.


Thời đó, hễ ai có bệnh như nóng lạnh, xây xẩm mặt mặt thì mọi người gọi đó là bị trúng gió và cứ thế là cạo, là lấy dao lam hay kim lể rạch. Nhưng thật sự nguy hiểm nếu nó dính vào dây thần kinh, động chạm dễ gây tổn thương hệ thần kinh.


Và cô tôi là một trong những người bị trường hợp đó. Không có cách nào chữa khỏi từ lúc sử dụng phương pháp chích lễ. Cứ mỗi lần lên cơ động kinh hay gọi là giựt kinh phong, cô té ngửa ra, sùi bọt mét, tay chân cứng đờ, mắt trợn ngược, người không biết một tí gì, giựt tóc bứt tai vẫn không tỉnh. Thông thường khoảng 15 đến 20 phút sau thì tỉnh hẳn nhưng mọi người hỏi lại thì cô không biết mình vừa bị gì.


Cô đi khám bệnh cả Đông và Tây y khi ở Việt Nam cũng không chữa trị hết, ai chỉ uống cái gì cũng nghe và làm theo nhưng bệnh thì mỗi ngày càng trầm trọng thêm, một ngày có thể giật từ 2 đến 3 lần, không thể đi làm việc kiếm tiền nuôi sống bản thân và phải nhờ vào sự trợ cấp bệnh tật. Đến khi xuất cảnh sang Mỹ định cư, đi đến các bệnh viện để bác sĩ khám và chữa trị vẫn không xác định được nguyên nhân; các bác sĩ ở Mỹ cứ nói cô tôi là bệnh giả đò. Thuốc của Mỹ vẫn uống không khỏi cho đến năm 2007 cô về lại Việt Nam.

Được một người mách bảo bài thuốc chữa bệnh động kinh đơn giản, tôi cũng bán tính bán nghi có thể phước chủ may thầy có thể một phần nào giảm đến tình cảnh đáng thương của cô tôi. Nhưng thật may mắn làm sao, sau khi uống được 7 ngày liên tiếp, bệnh tình cô tôi đã có tiến triển, có thể nói là dứt hẵn, không còn chứng động kinh hành hạ.

Kể từ ngày uống (đi máy bay khoảng 36 tiếng thường say máy bay nếu những người động kinh thì khả năng có thể lên cơn xảy ra, cô không còn tình trạng giựt trên máy bay) kể từ đó cho đến nay, chỉ 1 lần duy nhất bị lại lúc về Mỹ và hoàn toàn khỏi hẵn. Tôi viết ra những dòng này nếu ai đọc được nên chia sẽ cho những người có người thân bị căn bệnh này hành hạ và hi vọng chữa hết được giúp họ trở lại cuôc sống bình thường.

Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  20130610
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong thật đơn giản:

-Con trùng chỉ loại nhỏ cho cá ăn hay bán ngoài nơi cho cá

-Lá trầu dùng để gói trùng chỉ lại.

Nhớ là nhai sống không có bất cứ hỗ trợ nào.

Hàng ngày vào lúc 8h sáng sau khi ăn, lấy vừa đủ lượng trùng chỉ gói trong lá trầu, sau đó ngậm nhai lấy nước uống (nam nhai sống nuốt nước bỏ sát: 7 gói lá trầu gói với 1 nhúm trùng chỉ - nữ 9 gói liên tục buổi sáng) - Có thể nhai và nuốt luôn xác cũng được. Hơi khó nuốt và tanh nhưng đảm bảo hiệu qua ngay. Sử dụng sau 9 ngày, kết quả sẽ được như ý.

Lưu ý: khi nhai xong có biểu tượng say, cay, tanh do tác dụng của lá trầu cay và mùi tanh của con trùng chỉ. Số lượng trùng chỉ cho 1 liệu trình điều trị là khoảng 1 đến 1,5kg. Cố gắng sẽ được kết quả như ý. Nếu những bé quá nhỏ, nên thử liều nhỏ bằng cách xoay nhuyễn vắt lấy nước cho bé uống. Khi thấy triệu trứng càng nặng hơn, nên dừng sử dụng phương pháp này ngay.
Bài thuốc này tôi mong rằng, nó sẽ giúp ích khá nhiều cho những người bị bệnh động kinh, giựt kinh phong không còn căn bệnh này hành hạ họ hàng ngày hàng giờ và đây là căn bệnh khó mà chữa trị dứt. Tôi cũng nói rõ một điều, phước chủ may thầy, hãy làm việc thiện và bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.



Con trùng chỉ thường có ở vùng Đông Nam Bộ, Miền Tây và thường bán tại các tiệm cá cảnh ở Tp.HCM, lá trầu là loại lá người già thường ăn. Loại trùng này sống ở dưới sông hoặc kênh không sống ở trên cạn.
(Theo http://dungcuykhoakimminh.com/)"


Được sửa bởi Admin ngày Mon Nov 18, 2019 10:47 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
https://7x8x.forumvi.com
Admin
Admin



Posts : 706
Join date : 17/01/2016

Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ    Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  EmptySat Jan 23, 2016 5:06 pm

Động kinh là một bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh có xu hướng tiến triển mạn tính. Trường hợp tiến triển xấu bệnh sẽ dẫn đến tình trạng mất trí.Theo tổ chức Y tế thế giới ( OMS) “ Động kinh là một bệnh mãn tính, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự xuất hiện lập đi lập lại các cơn do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ, dù các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng kết hợp có thể khác nhau”

Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến người cao tuổi., đa số khởi đầu ở tuổi trẻ (dưới 20 tuổi ). Động kinh là bệnh khá phổ biến trong nhândân, chiếm tỷ lệ 0,1-0,5 % dân số.



I NGUYÊN NHÂN ĐỘNG KINH

Nguyên nhân động kinh là một vấn đề rất phức tạp, đa số trường hợp không rõ nguyên nhân mà người ta thường gọi là “động kinh vô căn”, Yếu tố di truyền có vai trò trong nguyên nhân bệnh động kinh. Bố mẹ động kinh có nguy cơ 4-5% con cái bị động kinh.

Thống kê nguyên nhân động kinh theo lứa tuổI khởi phát bệnh của bệnh nhân.

* Trẻ nhỏ( từ 0-2 tuổI )

- Thiếu oxy não lúc sinh .

- Chấn thương sọ não khi sinh.

- Nhiễm trùng cấp.

- Các rối loạn chuyển hoá ( giảm đường huyết, thiếu canxi huyết, thiếu Magne, thiếu B6...)

- Dị tật bẩm sinh của não>

- Các rối loạn di truyền.

* Trẻ lớn ( từ 2-12 tuổi )

- Không rõ nguyên nhân

- Nhiễm trùng cấp.

- Chấn thương sọ não.

- Co giật do sốt cao.

* Thiếu niên ( từ 12-18 tuổi )

- Không rõ nguyên nhân.

- Chấn thương sọ não.

- Cai ma tuý.

- Các dị tật mạch maú não.

* Ngưòi lớn ( từ 18-35 tuổi)

- Chấn thương sọ não .

- Nghiện rượu.

- U não.

* Ngưòi lớn trên 35 tuổi:

- U não.

- Bệnh mạch máu.

- Các rối loạn chuyển hoá ( tăng urê huyết, suy gan, giảm đường huyết, đái tháo đường...)

- Nghiện rượu.

- Chấn thương sọ não.

- Cai ma tuý.

III LÂM SÀNG MỘT SỐ LOẠI CƠN ĐỘNG KINH QUAN TRỌNG

A ĐỘNG KINH CỤC BỘ

Động kinh cục bộ bắt đầu do sự hoạt hoá của các tế bào thần kinh ở một vùng khu trú ở vỏ não. Các triệu chứng lâm sàng tuỳ thuộc vào vùng vỏ não có liên quan. Tổn thương có thể do chấn thương sọ não, u não abces não, nhũn não, dị dạng mạch máu não, các bất thường về cấu trúc não...

Cơn động kinh cục bộ thường chia làm 2 loại :

- Động kinh cục bộ đơn giản : nếu không có rối loạn ý thức, còn nhận biết được xung quanh.

- Động kinh cục bộ phức tạp : nếu có các biến đổi trên.

1) Động kinh cục bộ đơn giản :

Có thể xảy ra với các triệu chứng về vận động, giác quan, thần kinh thực vật hoặc tâm thần.

Các loạI động kinh cục bộ đơn giản thường gặp là:

a) Động kinh cục bộ vận động Bravais-Jackson:

- Biểu hiện bằng sự co giật tái đi tái lại ở các cơ của một phần cơ thể ( ngón tay, bàn tay, cánh tay, mặt... ) do sự phóng điện của các tế bào thần kinh vận động tương ứng của vỏ não phía đối diện.

b ) Động kinh cục bộ cảm giác Bravais-Jackson :

- LoạI cơn này bắt đầu bằng các rối loạn cảm giác như tê rần, đau .....ở một vùng nhất định của cơ thể rồi lan dần giống như động kinh cục bộ.

c) Động kinh cục bộ đơn giản vùng trán ( còn gọI là cơn quay ngược ):

- Trong cơn này mắt, đầu, đôi khi cả vai hay toàn bộ cánh tay của ngườI bệnh bị quay ngược về phía đối diện với tổn thương ( ổ động kinh ). Y thức lúc đầu vẫn còn nhưng sau có thể mất

d) Động kinh cục bộ đơn giản vớI các triệu chứng giác quan :

- Người bệnh có thể có các triệu chứng như: chóng mặt, ảo thanh, ảo thị nếu ổ động kinh ở vùng giác quan phía đối diện.

2 Động kinh cục bộ phức tạp

-Còn gọi là động kinh thuỳ thái dương hoặc động kinh tâm thần vận động. Đặc điểm của loại động kinh này là những biến đổi từng cơn về hành vi tác phong, người bệnh mất sự tiếp xúc có ý nghĩa với môi trường xung quanh.

- Cơn động kinh thường bắt đầu băng những cơn thoáng như ngửi thấy mùi lạ, mùi xăng,mùi cao su cháy,thấy đồ vật lớn lên hay nhỏ đi, có cảm giác đã từng thấy ( Déjavu ) hoặc chưa từng thấy ( jamais vu) hoặc các ảo giác khác....

- Trong cơn, người bệnh có thể rối loạn vận động như ngáp, nhai , nuốt, chép môi, đứng lên ngồi xuống, mặc áo vào cởi áo ra, đi lang thang, vùng chạy hỗn loạn, đi trốn, đi tìm hoặc thực hiện một động tác kỹ năng cao như lái xe, chơi nhạc, vặn tuốc nơ vít`...những hành vi này có tính chất tự động, không mục đích và người bệnh sau đó không nhớ những gì xảy ra .

- Nếu tổn thương có liên quan tới bán cầu chủ đạo thì người bệnh có thêm các rối loạn về ngôn ngữ như đang nói bỗng dưng dừng lại, nói năng không liên quan. Hầu hết các cơn này bắt nguồn từ thuỳ thái dương đặc biệt là hồi hải mã hoặc hạnh nhân, hệ thống viền hoặc các vùng khác của gian não



B ĐỘNG KINH TOÀN THỂ NGUYÊN PHÁT

1) Động kinh cơn lớn

-Động kinh cơn lớn thường gặp và được biết đến nhiều nhất. Cơn xảy ra đột ngột, người bệnh mất ý thức trong một thời gian ngắn thường 1-2 phút; xuất hiện co cứng, co giật và sau đó là giãn cơ, hôn mê và tỉnh trở lại giống hệt cơn co giật do shock điện.

-Trước khi lên cơn từ vài giờ đến vài ngày, ngườI bệnh có thể có biểu hiện báo trước: đau đầu, ù tai, mất ngủ, ăn không ngon, chóng mặt , thay đổi tính tình, trở nên cáu kỉnh với ngườI thân...

-Ngay trước khi lên cơn khoảng 5-10% bệnh nhân có cơn thoáng . Cơn này ngắn ngủi chỉ vài giây và biểu hiện khác nhau :

+ Cơn thoáng thị giác : hoa mắt thấy đom đóm, thấy ánh chớp màu sắc, đôi khi thấy cảnh tượng khác lạ.

+ Cơn thoáng thính giác : ngườI bệnh nghe thấy tiếng còi, tiếng chuông , tiếng thì thầm hay một điệu nhạc.

+ Cơn thoáng khứu giác : ngửi thấy mùi cao su cháy, mùi xăng....

+ Cơn thoáng thần kinh thực vật : người bệnh cảm thấy nóng bừng mặt, đánh trống ngực, khó thở.

+ Cơn rối loạn cảm giác : cảm thấy đau buốt, nóng rát ở một vùng nào đó.

+ Cơn rối loạn tâm thần : cảm giác sợ hãi, hốt hoảng, cảm giác` hạnh phúc, khoái lạc ....

- Mỗi người có một loại cơn thoáng riêng., nhưng lần nào cũng xuất hiện cũng giống nhau. Một vài trường hợp cơn thoáng có giá trị định khu nhất định.

- Có trường hợp động kinh cơn lớn bị mất ý thức kiểu hoàng hôn, người bệnh có hành vi nguy hiểm bất ngờ.

- EEG trong động kinh cơn lớn rất khó ghi và khó phân tích

+ Trong giai đoạn gồng cứng hoạt động điện não có điện thế thấp và nhanh trên 10 chu kỳ/ giây rồi chuyển thành những phóng lực nhọn kịch phát và sóng chậm lan toả khắp 2 bán cầu.

+ Trong giai đoạn co giật có những cụm sóng nhọn và các sóng chậm, kèm theo rất nhiều hình ảnh giả tạo ( Artfacts ) do sự co giật cơ.

+ EEG ngoài cơn ta có thể thấy nhiều mũi nhọn và sóng chậm

+ Khoảng 25% động kinh cơn lớn có EEG ngoài cơn bình thường, 75% có EEG không bình thường, trong đó có 50% có dấu hiệu bệnh lý điển hình.

2 ) Cơn gồng cứng

Thường ít gặp với sự xuất hiện đột ngột co cứng ở một tư thế cứng ngắc của các chi, thân mình, đầu và mắt thường bị lệch qua một bên.

Cơn không nốI tiếp bằng giai đoạn co giật và thường ngắn hơn động kinh cơn lớn.

3) Cơn vắng ý thức-cơn thoáng (Động kinh cơn bé )

Cơn vắng ý thức nghèo nàn về triệu chứng và rất ngắn ngủi từ 1/2 đến 10 giây. Ngưòi bệnh mất ý thức và không có co giật cơ. Cơn này thoáng qua rất nhanh, bản thân ngườI bệnh không biết được mà thường do những người khác phát hiện. Lúc lên cơn, mắt người bệnh thường đờ đẫn, nhìn vào khoảng không, da tái nhợt, sắc mặt biến đổI nhanh chóng. Người bệnh chép miệng vài cái, nhai nuốt vài lần, đánh rơi đố vật đang cầm ở tay hoặc chữ viết bị nguệch ngoạc. NgườI bệnh có thể không ngã xuống nhưng có hiện tượng giật nhãn cầu, giật mí mắt, giật nhẹ các chi trên hoặc đập đầu xuống bàn viết.

Cơn vắng ý thức có thể xuất hiện vài chục lần trong ngày và thường xảy ra lúc ngườI bệnh xúc động, thở sâu, ngạt thở.

Cơn vắng ý thức hay xảy ra ở lứa tuổI 5-12. Con gái nhiều hơn con trai, đến tuổI dậy thì thì thường mất đi. một số ngườI bệnh có biến đổi tính nết kiểu động kinh,

Trẻ có cơn vắng ý thức có thể đi học bình thường 1/3 trường hợp tự khỏI, 1/3 diễn tiến thành động kinh cơn lớn và 1/3 giữ nguyên trạng thái.



4) Cơn co thắt trẻ em

Còn gọI là hộI chứng West hoặc Hypsarrythmie- được West mô tả lần đầu năm 1841 với 3 triệu chứng chính:

- Co cứng cơ thể ở tư thế gấp duỗi.

- Sự phát triển tâm thần vận động bị ngừng trệ.

- Điện não đồ có biểu hiện Hypsarrithmie.

Cơn này thường bắt đầu ở năm thứ nhất của trẻ, thường là 4-7 tháng, chỉ có khoảng 3-5% khởi đầu sau 1 tuổi. Trẻ nam bị nhiều hơn trẻ nữ.

Nguyên nhân và bệnh sinh của hộI chứng này chưa được rõ. Có 70-80% được coi là thứ phát của bệnh não ( truớc, trong ,sau khi sanh ) như tật bẩm sinh của não, rối loạn chuyển hoá, chấn thương sản khoa, bệnh xơ củ não...Loại này thường xuất hiện sớm và có tiên lượng xấu. Có 20-30% các trường hợp xuất hiện ở trẻ bình thường gọi là tiên phát, có tiên lưọng tốt hơn.

Về biểu hiện lâm sàng, cơn thưòng xảy ra khi trẻ thức giấc, trẻ đột nhiên gục đầu ra đằng trước, gập mình lại như kiểu dao nhíp, hai tay đưa ra trước rồi gập lại như kiểu bái lạy. ý` thức bị mất đi trong thời gian ngắn. cơn xuất hiện rất nhiều 5,10,20 có khi lên tới hàng trăm cơn trong một ngày rất tội nghiệp đứa trẻ.

EEG bị rối loạn nặng, loạn nhịp hoàn toàn rất điển hình được Gibbs gọi là "Hypsarrithmie" với sự xuất hiện lan toả liên tục không thành nhịp, không thành quy luật ,các sóng Theta và Delta lớn và cực lớn, đa dạng xen kẽ các mũi nhọn.

C) CÁC TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH LIÊN TỤC

Trạng thái động kinh liên tục là một trạng thái cấp cứu nguy kịch, các cơn động kinh xảy ra liên tục cơn này kế tiếp cơn kia, bệnh nhân không có lúc tỉnh.

Động kinh liên tục có nhiều biểu hiện khác nhau : Động kinh cơn lớn liên tục, động kinh cơn nhỏ liên tục, động kinh cục bộ liên tục.



V CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN TRONG ĐỘNG KINH

Các rối loạn tâm thần rất thường gặp trong bệnh động kinh và là một vấn đề khá quan trọng trong sức khoẻ tâm thần xã hội do tính khá phổ biến và nguy hiểm của bệnh này trong nhân dân.

Hầu hết các bệnh nhân động kinh đềư có rối loạn tâm thần, đặc biệt là sự biến đổi nhân cách, Các rối loạn tâm thần trong động kinh bao gồm :

A- CÁC RỐI LOẠN TÂM THẦN TRONG CƠN ĐỘNG KINH

Thường biết đến nhiều nhất là các rối loạn ý thức và nhận thức do hôn mê sau động kinh, thường kéo dài vài phút đến vài giờ. Thứ đến là các rối loạn tâm thần tạm thời xảy ra ở động kinh cơn nhỏ và động kinh cục bộ( rối loạn vận động, cảm giác ) Rối loạn tâm thần cũng gặp trong động kinh liên tục dưới lâm sàng ( subclinical status Epileptiques ). Các cơn RLTT thường xảy ra đột ngột biểu hiện bằng sự u ám ý thức,mất định hướng, rối loạn trí nhớ, rối loạn nhận thức. Cơn có thể kéo dài từ vài phút đến nhiều giờ và sự phục hồi cũng nhanh như lúc khởi đầu, sau cơn nguời bệnh có thể quên hoàn toàn hoặc chỉ nhớ từng phần những sự việc vừa xảy ra .



Việc chẩn đoán các RLTT rất quan trọng vì điều trị thuốc kháng động kinh sẽ cắt được cơn, ngừa được tái phát và ngăn chặn được các hành vi hung bạo do cơn động kinh gây nên. Sự hung bạo của bệnh nhân động kinh loại này rất phổ biến, rất` nhiều vụ giết người, đốt nhà, phá phách tài sản rất nghiêm trọng đã xảy ra. Không phảI tất cả sự hung bạo đều do cơn động kinh mà còn do sự biến đổi nhân cách của đối tượng.

B Các rỐI loẠn tâm thẦn ngoài cơn đỘng kinh

a) Các rốI loạn tâm thần :

Các rối loạn này rất giống với biểu hiện của tâm thần phân liệt, đặc biệt là các rối loạn có nguồn gốc thuỳ thái dương, chúng có thể xuất hiện cấp, bán cấp, từ từ và thường sau khi đã bị động kinh từ 15 năm trở lên và trước đó bệnh nhân thường có các biến đổi về nhân cách. Chúng thường biểu hiện về các ảo giác, đặc biệt là ảo thanh, các hoang tưởng- thường là nghi ngờ ghen tuông. Cảm xúc có thể cùn mòn nhưng thường thì bệnh nhân còn niềm nở hoà hợp. Tư duy người bệnh thường nghèo nàn, lai nhai.

Các rối loạn cảm xúc như hưng cảm, trẩm cảm thường ít gặp; tuy nhiên các rối loạn cảm xúc thường xuất hiện từng cơn và có xu hướng tự sát cao.

b) Biến đổI nhân cách :

Hay gặp ở bệnh nhân động kinh, đặc biệt động kinh thuỳ thái dương. Ở nhũng bệnh nhân này thường có biến đổi trong hành vi tình dục ( thường là giảm tình dục ). Tư duy lai nhai, thường đi vào các chi tiết vụn vặt, không phân biệt được caí chính cái phụ khó chuyển từ vấn đề này sang vấn đề khác. Tính chất này thể hiện cả trong chữ viết, hình vẽ của ngườI bệnh. Cảm xúc của ngườI bệnh thường không ổn định, hay gây gổ và gận dữ chỉ vì lý do nhỏ nhặt. gần đây người ta chú ý tới trạng thái đa nhân cách và trạng thái phân ly ở bệnh nhân động kinh.

Các rối loạn đa nhân cách ở bệnh nhân thuỳ thái dương thường đáp ứng với tâm lý liệu pháp hoặc thuốc kháng động kinh, đặc biệt là Carbamazepin.

c) Các biến đổI trí tuệ:

Bệnh nhân động kinh không hẳn có các biến đổi về trí tuệ, có người bệnh chậm phát triển tâm thần do di chứng não và động kinh nhưng cũng có nhiều ngườì động kinh là những người thông thái.Tuy nhiên nhìn chung là tỷ lệ giảm sút`trí tuệ ở ngườI động kinh nhièu hơn ở người bình thường.

Theo Lennox thì có 36% người bị động kinh có chậm phát triển tâm thàn, trong đó 14% rõ rệt , còn 22% mức độ nhẹ. :



VI CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐỘNG KINH

Muốn chẩn đoán chính xác bệnh động kinh cần phảI làm tốt các công việc sau :

A HỎI BỆNH SỬ;HỎI TỶ MỈ ĐỂ XÁC ĐỊNH

* loại cơn động kinh ( toàn thể hay cục bộ .....)

- Tuổi khởi phát.

- Thời gian diễn biến cơn gần nhất.

- Sự liên quan với ngày, đêm, lúc thức hay ngủ.

- Các nhân tố thúc đẩy ( stress, sợ hãi, mất ngủ, nhiễm trùng, nhiễm độc, ánh sáng, đọc sách xem tivi....)

- Tần số các cơn

- Kết quả điều trị trước đây.

* Xác định nguyên nhân :

- Tiền sử bản thân ( CTSN, viêm não....).

- Tiển sử sinh đẻ.

B KHÁM TỔNG QUÁT:

Khám da để phát hiện các sẹo loét bỏng da có thể là dấu hiệu của chấn thương hoặc điện giật.

Khám thần kinh để phát hiện u não, abcès não, tụ máu não... nhất là động kinh xảy ra lần đầu tiên ở người lớn. Việc soi đáy mắt, X quang, MIR não, xét nghiệm dịch não tuỷ giúp cho chẩn đoán động kinh triệu chứng.

C ĐIỆN NÃO ĐỒ

Điện não đồ giúp ít nhiều cho chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi điều trị bệnh động kinh nhưng bao giờ cũng phải kết hợp chặt chẽ với lâm sàng. Ta chủ yếu chỉ ghi EEG ở lúc bệnh nhân không lên cơn, vì vậy có khoảng 50% số trường hợp cho EEG (+). Vì vậy các trường hợp EEG (-) không loại trừ được chẩn đoán.

D -XÉT NGHIỆM MÁU VÀ NƯỚC TIỂU

Cần chú ý các xét nghiệm VDRL và BW máu. Nếu nghi Phenylcétone niệu, cần xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán và điều trị.

E -TEST TÂM LÝ

Có thể cho biết giảm sút trí tuệ và biến đổi nhân cách.

VII ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

Bệnh động kinh cần được điều trị càng sớm cáng tốt, chu đáo và liên tục niều năm liền nhằm khống chế sự lên cơn, ngăn ngừa ảnh hưởng xấu làm giảm trí tuệ và biến đổi nhân cách và ngăn ngừa tình trạng động kinh liên tục ảnh hưởng đến tính mạng.

Cần điều trị toàn diện về thuốc men, chế độ ăn, sinh hoạt, phục hồi chức năng.

A -ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC LÀ CHỦ YẾU

Khi điều trị cần lưu ý các nguyên tắc sau :

1. Chỉ điều trị khi nào đã chẩn đoán xác định cơn động kinh và có biểu hiện từ 2 cơn trở lên.

2.Chỉ nên khởi đầu điều trị bằng một loại thuốc duy nhất ( Monotherapie ). Loại thuốc phải phù hợp với thể động kinh, ít tác dụng phụ, rẻ tiền ,dễ kiếm .

3. Nên bắt đầu bằng liều thấp rồi tăng dần để tìm liều thích hợp khống chế được cơn.

4. Liều thuốc hàng ngày được tính theo Mg/ kg cân nặng. Trẻ em có liều hơi cao hơn người lớn.

5. Khi đã đạt mục đích khống chế cơn ( hàng tháng không còn lên cơn động kinh nữa) thì duy trì liều điều trị vài ba năm.

6. Nếu có điều kiện thì định lượng thuốc kháng động kinh trong máu để theo dõi thuốc có dung nạp tốt vào cơ thể người bệnh không? Đã đạt được ngưỡng điều trị chưa ? Nhưng quyết định vẫn là theo dõi trên lâm sàng.

Khi cho một thuốc đến liều cao nhất rồi mà vẫn không đạt được kết quả thì mới phốI hợp với các thuốc khác. Nên phốI hợp các thuốc có cơ chế tác dụng và khả năng chống co giật khác nhau.

* Ví dụ :

- Phenobarbital + Dihydantoine.

- Phenobarbital + Valproat.

- Phenobarbital + Carbamazepin.

Không nên :

- Valproat + Carbamazepin.

Cũng có thể lý do phối hợp để tăng tác dụng điều trị, giảm tác dụng phụ và để không phảI cho Phenobarbital vào buổi sáng gây buồn ngủ phiền toái cho người bệnh., để không phải sử dụng một loại thuốc ở liều quá cao tránh gây lệ thuộc thuốc.

Khi kết hợp cần phải chú ý đến tác dụng phụ qua lại giữa các thuốc. Thí dụ: Valproat làm tăng nồng độ Phenobarbital. Phenobarbital, Hydantoin làm tăng chuyển hoá các thuốc chống đông máu Coumarin. Các thuốc INH, Chlorpromazin, Chloramphenicol làm chậm chuyển hoá của Hydantoin có thể gây ngộ độc quá liều. Tránh sự phốI hợp Phenobarbital và Primidone vì trong cơ thể Primidon lạI biến thành Phenobarbital gây ngộ độc.

Phần lớn các thuốc kháng động kinh có thời gian bán huỷ ( Demi-vie ) khá dài, nên chỉ cần cho một liều trong ngày như Phenobarbital, Hydantoin. Riêng các thuốc Carbamazepin và Valproat nên chia 2-3 lần, thời gian uống thuốc nên đồng nhất. Thí dụ : Phenobarbital uống lúc 8 giờ tới ngày sau cũng uống vào giờ đó.

Điều trị động kinh phải dùng thuốc liên tục và không nên vì bất cứ lý do gì mà ngưng thuốc khi không có ý kiến của thầy thuốc. Nếu ngưng thuốc đột ngột ( nhất là phenobarbital, thuốc gây sự quen thuốc và lệ thuộc thuốc ) thì chắc chắn sẽ lên cơn trở lại và có thể xảy ra động kinh liên tục .

Khi đã khống chế được cơn động kinh ít nhất là 2 năm trở lên ( và EEG cũng có tiến triển tốt ) thì có thể giảm liều theo kiểu bậc thang từng 6 tháng giảm một phần tư. Nếu có cơn trở lại thì phải tiếp tục dùng thuốc như cũ .

* Chú ý :

Cần chú ý loạI trừ các nhân tố có hại như nghiện rượu, rối loạn giấc ngủ, chấn thương tâm lý stress, nhiễm trùng , nhiễm độc.

B. ĐIỀU TRỊ BẰNG CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Đã từ lâu người ta nhận thấy sự thăng bằng Acid-Baze nghiêng về phía Acid và sự sản sinh ra các ceton xảy ra trong khi nhịn ăn kéo dài có khả năng ngăn ngừa cơn động kinh. Vì vậy, chế độ ăn tạo ceton ,ăn nhiều chất béo hơn là carbonhydrat ( chất đường ) sẽ có hiệu quả phòng ngừa cơn động kinh. Tuy nhiên do khó thực hiện nên chỉ hạn chế chỉ định khi nào bệnh nhân không đáp ứng thuốc kháng động kinh.

C ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT

Chỉ định trong các trường hợp động kinh do u não, abces não, chấn thương sọ não, động kinh cục bộ rõ....

D ĐIỀU TRỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÁC

- Vòng từ tính đeo tay.

- Phóng kích thích từ qua não STM

- Cấy mạch vi điện......

Là những phương pháp đang được nghiên cứu.

E ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH CƠN LỚN LIÊN TỤC

1 Điều trị chống co giật :

a) Diazepam ( Valium, Seduxen ):

Là thuốc có tác dụng chống co giật nhanh và hiệu quả với hầu hết các cơn, ít gây suy hô hấp, tuần hoàn nên được xem là loại thuốc tốt nhất để xử trí động kinh liên tục.

Nếu tiêm tĩnh mạch chậm Diazepam 10mg thì có thể tiêm lại một lần nữa sau 1 giờ. Sau 3 lần tiêm mà không có kết qủa thì phải nghĩ tới dùng thêm thuốc khác. Có thể tiêm bắp Phenobarbital 100-200 mg. Một giờ sau không kết quả có thể nhắc lại lần nữa.

b) Clonazepam ( Rivotril );

Cũng có thể sử dụng như Diazepam.

Lưu ý thuốc này có tác dụng kéo dài hơn.

2 Điều trị rối loạn hô hấp

- Dùng cây đè lưỡi.

- Hút đàm nhớt thường xuyên.

- Cho thở Oxy.

3Chống phù não

- Tiêm tĩnh mạch SGH 29-40ml hoặc SO4Mg 25% từ 20-40 ml.

- Truyền Manitol 20% với liều 1,5gr/ kg cân nặng.

- Nếu cần thiết thì chọc nước não tuỷ sống lấy 5 ml.

4 Cân bằng dịch và điện giải

Nhằm chống lạI tình trạng acid máu, chống lạI sự giảm oxy, giảm đường, giảm calci huyết.

5 Điều trị nguyên nhân

Nên tìm nguyên nhân của động kinh liên tục : u não, abcès não, viêm não, do cai rượu, hay ngưng thuốc đột ngột để xử lý điều trị.

Chú ý: không sử dụng các thuốc gây co giật như long não , Coramine, Stricnin trong động kinh liên tục.

VIII ĐỘNG KINH VỚI CÁC VẤN ĐỀ CỦA CUỘC SỐNG

Động kinh là bệnh mãn tính phải điều trị lâu dài, uống thuốc liên tục nên nhiều khía cạnh của cuộc sống và chất lượng sống của bệnh nhân cần được quan tâm tới.

1. Động kinh với kinh nguyệt của phụ nữ

Sự xuất hiện gia tăng của các cơn động kinh trong thời kỳ rụng trứng đã được ghi nhận. Người ta cho rằng Oestrogen làm tăng số cơn, Progesterone làm giảm số cơn, vì vậy số cơn sẽ tăng lên khi tỷ lệ Oestrogene/ Progesterone cao.

Hall (1977) ghi nhận sự giảm bớt cơn động kinh ở phụ nữ nếu cho thêm với thuốc kháng động kinh một liều nhỏ Progesterone.

2 VớI thai kỳ

Có nhiều đánh giá khác nhau không thống nhất :

- Weber (1975) nghiên cứu trên 775 trường hợp thì thấy có 50% giữ nguyên trạng, còn 50% lại khá lên.

- Knight ( 1975 ) thì nghiên cứu trên 84 trường hợp thấy 50% giữ nguyên, 45,2% nặng lên, 4,8% khá lên.

3 VớI sự mang thai

Có thai dù đang uống thuốc ngừa thai. Hiện tượng này được nghĩ là tác dụng của thuốc kháng động kinh trên các Oestrogenstatif thông qua sự cảm ứng men.

Gây dị tật bẩm sinh : Orgozozo và Loiseau ( 1977) nhận thấy con cái của những người mẹ động kinh có tỷ lệ dị tật cao hơn từ 2-3 lần so với tỷ lệ chung. Có thể do co giật gây biến dị hoặc do thiếu acid folique. Dù vậy, bệnh nhân nữ vẫn nên uống thuốc kháng động kinh liên tục khi mang thai. Nên cho họ uống thêm acid folique ( B2) , Vitamin B 1, Vitamin B6 và sắt.

4 ĐốI với cho con bú

Các thuốc kháng động kinh có thể ngấm qua sữa, ức chế trẻ sơ sinh. Nên hạn chế tối đa việc mẹ động kinh cho con bú

5 Với lao động ,lái xe, thể dục thể thao

Người bệnh động kinh có thể làm bất cứ công việc gì khi họ đã được điều trị bằng thuốc kháng động kinh một cách chu đáo .

Đối với người còn lên cơn ĐK lưu ý họ khi họ ở trên cao, gần nước, gần lửa một mình.

Có rất nhiều người bệnh động kinh lên cơn khi đang cầm tay lái, vì vậy không nên để họ làm nghề lái xe, nếu có thì phải được diều trị ổn định cơn từ nhiều tháng.

Thể dục thể thao có lợi cho sức khoẻ nên khuyến khích, chỉ lưu ý là không bơi lội, nhảy cao, nhảy xa khi có một mình.

6 VớI rượu , cà phê , thuốc lá

Rượu làm tăng khả năng co giật và có thể trực tiếp gây co giật, vì vậy nên cấm bệnh nhân động kinh uống rượu. Không có bằng chứng rõ ràng là cà phê, thuốc lá làm tăng cơn động kinh.

7 Với vấn đề kết hôn

Người bệnh động kinh vẫn có thể lập gia đình nhưng theo Dreyer phảI có điều kiện sau :

-Bệnh nhân không có biến đổi nhân cách nặng đến mức ảnh hưởng sinh hoạt và thích nghi xã hội.

- Bệnh đáp ứng với điều trị và được điều trị tốt.

- Một trong hai ngườI ,chồng hay vợ phảI khoẻ mạnh.

Người bệnh có thể có con nhưng chỉ nên có 1-2 đứa ở độ tuổi thích hợp ( 20-30 tuổI ) Tỷ lệ con cái bệnh nhân động kinh : Bị động kinh 7% ở động kinh nguyên phát, 1% ở động kinh thứ phát.

IX CÁC CƠN CO GIẬT KHÔNG PHẢI ĐỘNG KINH

1. Cơn rối loạn thần kinh thực vật : Tim đập nhanh, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, huyết áp dao động, đau đầu , buồn ói, cảm giác sợ rét kéo dài vài phút. Hết cơn ngườI bệnh mệt mỏI đau đầu.

2. Cơn tétanie: người bệnh lên cơn sau khi thở sâu, đôi khi thanh quản co thắt có tiếng rú, có dấu hiệu Trousseau. xảy ra khi calci máu hạ xuống dướI 9mg% hoặc do suy tuyến phó giáp trạng.

3 Cơn co giật do hạ đường huyết : bệnh nhân mệt mỏI, vã mồ hôi, run tay chân, đánh trống ngực, buồn nôn và có thể có cơn co giật. Xét nghiệm đường huyết hạ. Sau khi truyền đường ưu trương có kết quả.

4 Cơn co giật Hysteria: xảy ra sau xung đột tâm lý. Cơn co giật lộn xộn ( đã mô tả )

5 Cơn co giật do giận dữ : ở tuổI nhỏ 3-4 tuổi do không được thoả mãn nhu cầu. Đột nhiên tím tái, mất ý thức, ngườI mềm ra. loại cơn này sẽ hết hẳn khi đứa trẻ lớn. Nên xác định chẩn đoán bằng đo EEG ( - ).

6 Cơn ngất : do sợ hãi, do xúc động, do yếu tim, do đứng nắng ngột ngạt. Đứa trẻ tím tái, tái nhợt, chóng mặt, buồn nôn.

7 Cơn sốt cao co giật : chiếm từ 1/3-1/2 số co giật ở trẻ em, thường vào lúc 2 tuổI khi trẻ sốt cao nhiễm trùng. Tiên lượng không hoàn toàn tốt , có tới trên 15% trẻ loại này tiến triển thành động kinh.

8 Bệnh ngủ rũ ( Narcolepsie ) Cơn ngủ không cưỡng lại được kéo dài 10-15 phút, mất trương lực cơ, có thể có ảo giác giở thức giở ngủ, EEG có dấu hiệu giấc ngủ nhanh REM. Khám thần kinh không có dấu hiệu bệnh lý, người bệnh thường béo tốt , mập mạp. Nguyên nhân có nhiều người bệnh bị ngủ rũ sau viêm não, chấn thương sọ não, bị ngộ độc có lẽ do tổ chức lưới bị ức chế tạm thời./.
Về Đầu Trang Go down
https://7x8x.forumvi.com
Admin
Admin



Posts : 706
Join date : 17/01/2016

Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ    Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  EmptySat Jan 23, 2016 5:13 pm

Trong công việc và sinh hoạt thường ngày, đôi khi chúng ta gặp người mắc chứng "kinh phong". Đó có thể là người đi đường tình cờ không quen biết, cũng có thể là người quen vẫn thường tiếp xúc hàng ngày. Người bệnh đang sinh hoạt, có thể đang ngồi, đứng hay đi, đột nhiên ngã xuống, bất tỉnh và co giật chân tay. Có người mắt trợn tròng, sùi cả bọt mép, trông thật thương tâm. Là những người bình thường, chỉ có chút ít hiểu biết về y học phổ thông, đôi khi chúng ta thực sự luống cuống và không biết xử trí thế nào cho đúng. Mặt khác "kinh phong" cũng là một khái niệm dân gian, có thể được mỗi người mô tả một kiểu khác nhau.

Sau đây ý kiến của các nhà chuyên môn về một số thể loại "kinh phong", có nhấn mạnh những khía cạnh liên quan tới phụ nữ và trẻ em, là những đối tượng mà độc giả "Thế giới phụ nữ" quan tâm.
PHẢI CHĂNG LÀ BỆNH ĐỘNG KINH ?

Kinh phong thường gặp nhất và đúng nghĩa nhất, chính là bệnh động kinh cơn lớn, thuật ngữ y học là grand mal epilepsy. Người bệnh đang sinh hoạt bình thường, có thể đột ngột hét lên, do khép dây thanh âm đồng thời với co mạnh các cơ ở ngực, rồi ngã vật xuống đất, người duỗi cứng. Giai đoạn duỗi cứng này kéo dài từ vài giây tới 3 phút, người bệnh ngừng thở và tím tái. Hết duỗi cứng thì bắt đầu giật các bắp thịt toàn thân, gồm cả mặt, hàm, lẫn chân tay. Co giật các cơ bắp ở hàm làm cho người bệnh có thể tự cắn phải lưỡi của mình. Ta thấy người bệnh sùi nước miếng ra, và trong nước miếng có thể có lẫn máu do cắn phải lưỡi. Cũng có thể đái ra quần, nếu ngay trước khi lên cơn kinh phong người bệnh chưa đi toa lét. Ta thấy co giật nhịp nhàng cả tứ chi, hai bên phải và trái, mới đầu co giật nhanh, về sau chậm dần rồi ngừng lại. Người bệnh còn nằm mê man mất một lúc, rồi tỉnh lại. Khi tỉnh lại có thể còn lú lẫn mất một lúc, rồi có thể ngủ một giấc, sau đó mới tỉnh táo hoàn toàn được, than đau đầu, đau bắp thịt và mệt mỏi nhiều. Tóm lại, một cơn động kinh cơn lớn điển hình là tình trạng đột ngột mất ý thức (bất tỉnh), duỗi cứng toàn thân, rồi co giật (cân đối hai bên phải - trái) tất cả các bắp thịt toàn thân, hết co giật thì lú lẫn hoặc ngủ một giấc.

Thông thường, hầu hết kinh phong do động kinh cơn lớn như mô tả trên sẽ tự hết. Trong lúc đang co giật, thì không có bất cứ cách can thiệp nào làm hết cơn ngay. Đừng hô nhau đè giữ người bệnh vì có thể vô tình làm người ta gãy xương hay sai khớp. Tốt nhất hãy che chắn người bệnh cẩn thận nếu họ đang nằm trên chỗ cao hoặc sát chỗ nguy hiểm tính mạng như: hố nước sâu hay ao hồ, chỗ có lửa hay hở điện, sát lề đường. Nếu người bệnh cắn phải lưỡi thì nên kiếm vật chèn vào giữa 2 hàm răng, tốt nhất là 1 cái thìa có bọc vải nhiều lớp hay một khăn mùi xoa gấp lại nhiều lần. Nên chèn lệch một bên giữa 2 hàm, đừng để chính giữa hai hàng răng cửa, cũng đừng chèn vật nhỏ quá không có tác dụng, mà thậm chí còn bị hít sâu vào họng do co giật mạnh cơ hô hấp trong cơn vô ý thức, gây tắc đường thở. Để người bệnh khỏi hít ngược các chất dịch tiết ở miệng vào phổi, nên xoay đầu lệch một bên như hình vẽ. {mosimage}

Nếu người bệnh bị hết cơn co giật này tới cơn khác, giữa chừng các cơn co giật không thể tỉnh táo trở lại được, thì người ta gọi là "trạng thái động kinh", hay "động kinh liên tục". Đây là một tình trạng nguy hiểm tính mạng, cần chuyển ngay đi cấp cứu ở bệnh viện. Trong khi di chuyển, nhớ chèn răng và quay ngiêng đầu như mô tả trên.

Để chẩn đoán bệnh khi bình thường không có cơn co giật, bác sỹ sẽ yêu cầu ghi điện não đồ. Bệnh động kinh được coi như một bệnh xã hội, và do vậy được bao cấp về thuốc. Người bệnh động kinh có thể lĩnh thuốc miễn phí giống như người bệnh lao hay bệnh phong. Ở nước ta, do kinh phí khó khăn, thường chỉ có Gardenal, nhưng dù sao thuốc này cũng đủ tác dụng tốt cho đa số người bệnh động kinh. Ngoài ra, các tiệm thuốc còn có bán các thuốc chống động kinh khác như: Tégrétol, Dihydan, Depakine … Việc dùng thuốc nào và liều lượng cụ thể bao nhiêu, thường các bác sỹ phải xem xét trên từng người bệnh cụ thể mới kê toa được.
CO GIẬT Ở TRẺ EM ?

Trẻ sơ sinh có những biểu hiện co giật rất phức tạp, nên đưa tới bác sỹ nhi khoa, tốt nhất là bác sỹ nhi khoa chuyên về thần kinh.

Có một số trẻ, thường ở khoảng 18 tới 36 tháng tuổi, khi sốt thì lên cơn co giật. Co giật thường không kéo dài (dưới 10 phút). Hết co giật sau 2 tuần ghi điện não đồ thấy bình thường. Thường đây là co giật do sốt lành tính, không phải là bệnh động kinh, không cần điều trị. Nên dự phòng bằng cách tránh sốt cao: điều trị sớm và triệt để các bệnh truyền nhiễm, và dùng thuốc hạ sốt khi có sốt cao. Khi lên cơn, có thể dùng biệt dược có Diazepam nhét vào trong hậu môn của bé. Tuy vậy đôi khi viêm màng não có sốt kèm co giật, khi ấy co giật kèm sốt là biểu hiện của bệnh nguy hiểm, cần nhập viện để điều trị kịp thời. Muốn phân biệt được, phải để ý xem trẻ có bị cứng gáy không, và trạng thái ý thức có bị rối loạn không (li bì hôn mê ?). Rối loại điện giải (đặc biệt là hạ Natri trong máu), chứng urê máu cao, viêm não, các dị dạng não … là những nguyên khác của co giật ở trẻ em.

Một số trẻ bị bệnh động kinh thực sự không sốt cũng co giật. Chứng co giật ở trẻ còn bú (infantile spasms) còn được các bác sỹ gọi là hội chứng West, gồm 3 biểu hiện là: các cơn co giật cơ mạnh khi chưa tròn 1 tuổi đời, không phát triển trí tuệ, và điện não đồ có loạn nhịp sóng cao thế (hypsarrhythmia). Co giật biểu hiện bằng động tác bé đột ngột cúi gập lưng ra trước, tay và chân duỗi thẳng, giống như tín đồ đạo Hồi đang cầu kinh, nên còn gọi là cơn salaam. Cơn chỉ kéo dài 1 vài giây, nhiều lần trong ngày. Đôi khi ngược lại: bé ưỡn cong lưng và ngửa đầu. Dù gì thì đây cũng là bệnh rất nghiêm trọng. Người ta phải chụp sọ não cắt lớp điện toán (CT scan não) xem có bất thường bẩm sinh gì không, và dùng các thuốc đặc hiệu, thuốc phải do bác sỹ chuyên khoa kê toa (ví dụ ACTH, Clonazepam, Valproic acid…).

Trẻ từ 2 đến 5 tuổi, vốn trước có thể có các "cơn salaam" kiểu như trên, ngoài ra còn có động kinh cơn lớn và các loại cơn mất ý thức khác, xuất hiện nhiều lần trong ngày, thì được gọi là bị hội chứng Lennox - Gastaut. Nếu ghi điện não đồ, thấy bản ghi có dạng gọi là "gai-sóng chậm". Đây cũng là bệnh nghiêm trọng, phải do bác sỹ chuyên khoa thần kinh điều trị. Thường dùng Gardenal, hoặc một số thuốc khác giống như ở người lớn. Gần đây tài liệu y khoa hay nhắc tới thuốc Felbamate.

Ngoài 2 hội chứng nghiêm trọng kể trên (hội chứng West và hội chứng Lennox - Gastaut), đa số trẻ bị kinh phong là do bị động kinh cơn lớn, biểu hiện giống ở người lớn, và cách dự phòng điều trị cũng gần tương tự.
CHỨNG "KINH PHONG" VÀ VẤN ĐỀ THAI NGHÉN

Đa số người bệnh động kinh nữ có thể có thai và tiên lượng cho thai thuận lợi. Nhưng dù sao cũng phải biết rằng tỷ lệ trẻ chết non và dị dạng ở những bà mẹ bị bệnh động kinh (6-7%) là nhiều hơn so với ở những bà mẹ không bị bệnh động kinh (chỉ 3-4%). Trong đó các thuốc chống động kinh cũng có một tỷ lệ gây dị dạng thai nhi như: dị tật tim bẩm sinh, sứt môi và hàm ếch, sọ quá nhỏ … Mẹ càng phải dùng phối hợp nhiều thuốc chống động kinh, thì tỷ lệ bị dị dạng của con càng cao hơn. Dùng Dihydan và Depakine thì gặp nguy cơ nhiều hơn dùng Tégrétol. Khi có thai, bác sỹ sẽ cố gắng điều chỉnh thuốc, sao cho người mẹ dùng chỉ 1 thuốc là tốt nhất. Để tránh một kiểu dị dạng là dị dạng ống thần kinh, người ta hay khuyên bà mẹ dùng thêm các chế phẩm có folate. Ở các nước tiên tiến, khi một phụ nữ bị bệnh động kinh có thai, nếu dưới 35 tuổi người ta khuyên nên đi siêu âm thai bằng máy siêu âm có độ phân giải cao, nều trên 35 tuổi người ta khuyên nên kiểm tra alpha - fetoprotein trong máu.

Bản thân các cơn co giật ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào ?. Theo các bác sỹ, nếu lâu lâu, thỉnh thoảng mẹ mới bị lên cơn co giật, thì thường thai nhi không bị sao. Nhưng nếu mẹ bị trạng thái động kinh, thì cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con, cần phải đưa gấp tới bệnh viện.
"KINH PHONG" DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHÁC

Người già đột nhiên co giật, cần nghĩ tới những nguyên nhân nghiêm trọng. Có thể là biểu hiện của chảy máu não do cao huyết áp, cũng có thể khởi đầu của một u não. Dù là nguyên nhân gì, khi một người lớn tuổi mới lần đầu tiên bị co giật, cũng cần khám chuyên khoa thần kinh tỷ mỷ, và có thể cần tới các xét nghiệm mắc tiền nhưng rất giá trị như chụp sọ não cắt lớp điện toán (CT scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) …

Một số người bệnh tim mạch có thể có ngất, khi ngất có khi có co giật. Khi ấy phương pháp điều trị chính lại là điều trị bệnh tim. Cũng có người mắc chứng tụt huyết áp tư thế: đứng quá lâu thị xây xẩm và ngất xỉu, thường ít co giật. Hạ canxi trong máu gây ngất xỉu, co quắp hai tay, đôi khi có co giật, bệnh hay thấy ở phụ nữ trong những tình huống căng thẳng.

Cuối cùng phải kể đến nguyên nhân tâm lý. Một vài bạn nữ trẻ tuổi có thể bị các cơn ngất xỉu mà bác sỹ không tìm ra được một nguyên nhân thể chất nào. Trong cơn ngất xỉu có thể có co giật, nhưng co giật không cân đối hai bên, trong cơn không bị mất ý thức, xung quanh càng nhiều người ồn ào lo sợ cho mình, thì cơn càng dữ. Trong sách báo đã từng nêu có đơn vị thanh niên xung phong nữ lan truyền bệnh dịch ngất xỉu co giật, có khi nhiều người cùng bị một lúc. Hoặc có báo đã đưa tin nhiều nữ sinh trong một lớp học cùng bị ngất xỉu co giật. Những bạn nữ như vậy, cần được thông cảm, thường đó là những người có thần kinh nhậy cảm và trong cuộc sống hiện có căng thẳng nào đó. Khi lên cơn, người xung quanh nên quan tâm chăm sóc, nhưng đừng quá hốt hoảng, và đừng tụ tập xúm xít lại quanh người bệnh. Hãy nhường không gian quanh người bệnh cho nhân viên y tế hoặc người có trách nhiệm.

Tệ hại nhất là những kẻ giả vờ bệnh. Người giả vờ bệnh lên cơn "kinh phong" để đạt được mục đích nào đó về vật chất hoặc chế độ. Nhiều khi biểu hiện rất giống cơn động kinh thực thụ, thậm chí bác sỹ cũng còn nhầm. Do vậy, khi gặp một người không quen biết bị co giật ngoài đường, hãy đưa vào chỗ mát và an toàn, đừng hốt hoảng và hãy làm giống như mô tả trong phần nói về người bệnh động kinh. Nếu là người bệnh động kinh, thì sau ít phút cơn co giật sẽ hết và người bệnh sẽ nằm yên rồi dần tỉnh. Thường tự người bệnh biết về bệnh của mình, và xung quanh cũng thường có người quen (cùng cơ quan hay cùng bán ở chợ) của người bệnh đó. Nếu trạng thái động kinh, thì người bệnh sẽ tím mặt lại do thiếu ô xy, và thái độ đúng nhất của ta là đưa đi bệnh viện cấp cứu. Người bị bệnh động kinh thực sự thường không lợi dụng cơn động kinh của mình để cầu lợi, mà tự họ lại cố gắng sao cho không bị lên cơn. Nhưng nhiều khi có người giả vờ bệnh rất khéo và kiên trì, lúc đó thật khó phân biệt, và cần tới bác sỹ chuyên khoa với các xét nghiệm cần thiết.
TS Nguyễn Hữu Công (BV Chợ Rẫy)
Về Đầu Trang Go down
https://7x8x.forumvi.com
Sponsored content





Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ    Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ  Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Bài thuốc chữa bệnh động kinh, giựt kinh phong bằng Con trùng chỉ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Một phương pháp tự chữa bệnh không dùng thuốc - Nhịn ăn
» Chữa bệnh bằng thể dục
» Tinh trùng dị dạng do hút thuốc. Giảm tinh trùng do nhiệt độ cao.
» Tác dụng của bạc hà trong chữa bệnh:bounce:
» Nhận bằng tốt nghiệp thật phong cách

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN TUỔI 7X-8X :: SỨC KHỎE-
Chuyển đến