- Các vi khuẩn gây nhiễm trùng uốn ván thường được tìm thấy trong đất, phân bón, hoặc bụi bám bẩn trên các mảnh kim loại gỉ.
- Những vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể của bệnh nhân thông qua một vết cắt hoặc vết thương hở nhỏ, đặc biệt là nếu các vết thương bị nhiễm bẩn, không được diệt trùng.
- Vi khuẩn uốn ván thuôc loại kị khí nên nếu vật đâm ở ngoài không khí lâu thì nguy cơ bị uốn ván giảm đi đáng kể. (Các vi khuẩn kỵ khí có đặc điểm chung là không sử dụng oxy làm tác nhân oxy hoá cuối cùng, và bị giết chết bởi oxy với những nồng độ khác nhau.)
Dạng sinh trưởng bị tiêu diệt ở 56°C/30 phút.
Dạng nha bào bị phá hủy ở 120°C/30 phút, các hóa chất như phenol 5% 15 giờ, focmalin 3%/24 giờ, có thể tồn tại nhiều năm trong đất nhất là ở nơi thiếu ánh sáng.
Những vết thương có tình trạng thiếu ôxy do: Miệng vết thương bị bịt kín, tổ chức bị hoại tử nhiều, thiếu máu, có dị vật ở vết thương, có vi khuẩn gây mủ khác kèm theo... tạo thuận lợi cho nha bào uốn ván phát triển gây bệnh. Việc cần làm khi bị tổn thương là xử lý ngay vết thương bằng cách giải phóng hết dị vật trong vết thương (như bùn, đất, cát, mảnh sành, đinh, gai...), rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, ôxy già hoặc dung dịch bêtadin....
- Nếu sau 2 ngày bị vật đâm mà người bị không sốt thì không phải tiêm phòng, cũng không cần kháng sinh.
- Triệu chứng khởi bệnh điển hình là cứng hàm, thường kèm theo vẻ mặt đau khổ (face sardonique) : trán nhăn, lông mày xếch lên, khóe miêng bị kéo trễ ra ngòai cả hai bên.
Sau triệu chứng cứng hàm thường theo thứ tự cứng cổ, cứng gáy, rồi đến các cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, sau cùng là cơ ở tay chân, tạo nên tình trạng co cứng cơ tòan thân