Admin Admin
Posts : 783 Join date : 17/01/2016
| Tiêu đề: THỨC ĂN, TẾ BÀO, SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN Sat Aug 19, 2017 10:39 am | |
| THỨC ĂN, TẾ BÀO, SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ TINH THẦN Cơ thể vật chất của mỗi người bao gồm vô số tế bào. Những tế bào này được chia làm hai loại là đơn bào và đa bào. Mọi bộ phận trong cơ thể con người đều được cấu thành bởi hai loại tế bào này. Nói cách khác, toàn bộ cấu trúc cơ thể người có thể được coi như một thực thể đa bào. Cơ thể vật chất của mỗi người bao gồm vô số tế bào. Những tế bào này được chia làm hai loại là đơn bào và đa bào. Mọi bộ phận trong cơ thể con người đều được cấu thành bởi hai loại tế bào này. Nói cách khác, toàn bộ cấu trúc cơ thể người có thể được coi như một thực thể đa bào. Mỗi tế bào này đều có tâm trí, linh hồn, …riêng biệt, nhưng trí của các tế bào khác với trí của con người. (Và trí của đa bào phát triển hơn trí của đơn bào.) Trí của con người vừa là một cá thể vi mô vừa là một tập hợp trí các đơn bào và đa bào nên trí con người là trí tập hợp. Cũng giống như Trí Vũ trụ liên hệ mật thiết với mọi thực thể trong vũ trụ thông qua ota yoga và prota yoga, trí con người có liên hệ chặt chẽ với từng tế bào [cá thể] và trí của tập hợp các tế bào cũng có mối liên hệ nhất định với trí con người. Thường thì một tế bào sống trong khoảng 21 ngày, sau đó chết và được thay thế bởi các tế bào mới. Khi chà sát tay vào một phần nào đó của cơ thể, chúng ta có thể thấy một ít ghét bẩn ngay cả khi cơ thể đã được trùm kín nhưng lớp ghét đó không hẳn là do môi trường bên ngoài tạo nên.Trong hầu hết các trường hợp, lớp ghét đó là sự tích tụ hàng trăm tế bào chết. Nói chung, các tế bào phát triển nhờ ánh sáng, không khí, nước và thức ăn mà chúng ta ăn vào. Tính chất của thức ăn và đồ uống có tác động đến các tế bào, và do vậy cũng ảnh hưởng đến tâm trí con người. Hiển nhiên là tất cả mọi a’dhakahay kẻ ngưỡng vọng tâm linh cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn thức ăn. Chẳng hạn một người ăn thức ăn động hay thức ăn tĩnh. Kết quả là sau một thời gian, những tế bào tĩnh sẽ phát triển và gây ra tác động trì trệ lên tâm trí người đó. Con người phải lựa chọn thức ăn tri giác hay thức ăn động tùy theo thời gian, địa điểm và con người. Việc này sẽ dẫn đến sự sản sinh các tế bào tri giác có tác dụng phát khởi niềm yêu thích thực hành tâm linh và giúp đạt được sự cân bằng tâm trí, tạo điều kiện cho sự tiến bộ tâm linh lớn lao. Sau khoảng 21 ngày những tế bào cũ bị đào thải và những tế bào mới được sinh ra. Nhưng khi già, do những khiếm khuyết của tế bào, vẻ mịn màng và tươi sáng của khuôn mặt biến mất, da nhăn nheo và các bộ phận của cơ thể sẽ yếu dần. (Với người già, các tế bào cũ bị phân rã và tế bào mới được sản sinh với số lượng ít hơn, một số tế bào mới không được cung cấp đủ dưỡng chất.)Trong mọi trường hợp, khi người bệnh đau yếu trong thời gian dài, các bác sĩ giàu kinh nghiệm thường khuyên họ nên nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 21 ngày để tái tạo các tế bào mới, khỏe nhằm hồi phục sức khỏe thể chất và tinh thần.Tế bào là những sinh thể, qua quá trình biến đổi trong nhiều kiếp sống, chúng tồn tại trong cơ thể con người. Sau đó, trải qua quá trình tiến hóa dần dần, mỗi trí tế bào phát triển thành trí con người.Vầng hào quang tỏa ra từ cơ thể con người là vẻ đẹp toát ra từ tổng hợp các tế bào. Khi về già, nhiều tế bào trong cơ thể suy yếu, dẫn đến cơ thể kém tươi tắn. Ngay cả cơ thể của một thanh niên bị bệnh cũng không còn vẻ hấp dẫn.Trên khuôn mặt của con người có hàng triệu tế bào. Khi một người nổi giận, một lượng lớn máu dồn lên mặt khiến mặt đỏ bừng và làm chết nhiều tế bào. Người ta có thể dễ dàng nhận ra một người dữ dằn hay thô bạo qua khuôn mặt. Nhờ ăn thức ăn tri giác và thực hành tâm linh, các tế bào trong cơ thể trở nên tinh tế. Một cách tự nhiên, ánh sáng tỏa ra từ các tế bào tạo nên vầng hào quang xung quanh cơ thể kẻ ngưỡng vọng. Điều đó giải thích vì sao trong chân dung của những maha’purus’a [người phát triển cao về tâm linh] có vầng hào quang sáng chói. Nếu các tế bào bị ảnh hưởng bởi thức ăn và nước uống, và nếu bản chất của tế bào tác động đến tâm tính của con người thì hiển nhiên là con người nên có chế độ ăn hợp lý bởi vì cơ thể và tâm trí có liên hệ mật thiết với nhau. Bất kỳ một món ăn nào, dù tốt hay xấu, đều không được ăn bừa bãi bởi vì nó có thể dẫn tới sự suy thoái về tinh thần. Những người thực hành tâm linh chân thành nhất thiết phải theo đuổi câu châm ngôn sau: Áhárashuđhao sattvashudhih[“Chế độ ăn tri giác tạo nên một cơ thể tri giác”].Chỉ nên ăn thức ăn có lợi cho việc duy trì một cơ thể và một tâm trí tinh tế.Mọi vật thể trong thế giới này đều bị chi phối bởi một trong ba nguyên tắc – tri giác, động và tĩnh. Thức ăn không phải là một ngoại lệ, và theo tính chất bên trong của chúng, chúng được chia làm ba loại. Thức ăn tri giác: Là thức ăn có tác dụng tạo ra các tế bào tri giác, và do vậy làm cho con người được tinh tế cả về thể chất lẫn tinh thần. Các thức ăn tri giác bao gồm: gạo, lúa mì, lúa mạch, tất cả các loại đậu, hoa quả, sữa và các sản phẩm từ sữa. Thức ăn động: Là thức ăn tốt cho cơ thể, có thể tốt hoặc không tốt cho tâm trí, nhưng chắc chắn không gây tổn hại đến tâm trí. Thức ăn tĩnh: Là thức ăn có hại cho tâm trí, có thể tốt hoặc không tốt cho cơ thể. Hành, tỏi, rượu, thức ăn ôi thối, thịt của những động vật cỡ lớn như trâu,bò; cá, trứng,v.v… Người ta thường ăn thức ăn mà không biết các đặc tính bên trong của chúng. Chẳng hạn, sữa của con bò vừa mới đẻ; cà trắng, đậu khesárii, puni đỏ hay lá cây mù tạc, tất cả đều sinh ra từ các chất thối rữa. Để có một tâm trí quân bình và để tiến bộ tâm linh, người ta phải chú ý đến các đặc tính của thức ăn họ ăn vào. Suy nghĩ rằng ”Tôi thực hành thiền định và cứ ăn bất kỳ loại thức ăn nào, dù phù hợp hay không phù hợp” sẽ không được chấp nhận. | |
|